Mùa hái củ ‘sừng trâu’ ở vùng đầm lầy xứ Thanh_lịch thi đấu ý
Thời điểm này về xã Vĩnh An rất dễ dàng nhìn thấy cảnh người dân đang thu hoạch củ ấu ở các vùng đầm lầy hoặc dưới chân các dãy núi đá. Đây cũng là địa phương duy nhất ở xứ Thanh trồng loại cây này,ùaháicủsừngtrâuởvùngđầmlầyxứlịch thi đấu ý mang lại thu nhập cao cho người dân.
Vĩnh An là xã miền núi của huyện Vĩnh Lộc, có 2/3 diện tích là đồi, núi đá vôi hình thành cách đây hàng triệu năm tạo ra những vùng đầm lầy, chiêm trũng thích hợp cho loại cây ấu sinh trưởng, phát triển.
Bà Nguyễn Thị Thắng (50 tuổi) đã có 10 năm trong nghề trồng và hái củ ấu. Loại cây này có từ bao giờ những người như bà Thắng cũng không biết rõ. Bà chỉ biết nó là loại cây không có giá trị, thậm trí được người dân lấy về nấu cho lợn ăn. Còn củ ấu chỉ “phục vụ” cho lũ trẻ đi chăn trâu lấy lên nướng ăn chơi.
“Khoảng chục năm trở lại đây, khi danh thắng Kim Sơn ở xã Vĩnh An được nhiều người biết đến thì người dân quay trở lại trồng loại cây này. Khách du lịch đến tham quan mua ăn và làm quà, họ rất thích. Đây cũng là sản phẩm đặc trưng của vùng đất này”, bà Thắng cho biết.
Hiện xã Vĩnh An có khoảng 15ha trồng củ ấu, nhà ít có vài sào, nhà nhiều có đến cả mẫu. Với giá bán như hiện nay là 8.000 - 12.000 đồng/kg, hộ dân trồng ấu kiếm được khoảng 30 triệu/sào.
Bà Đỗ Thị Quyên (56 tuổi) vừa chèo thuyền, vừa thoăn thoắt lật từng gốc ấu để bẻ các củ ấu già. Bà cho biết, nhà bà không có đất trồng ấu nhưng năm nào đến vụ bà cũng đi bứt củ ấu thuê. Mỗi ngày bà bứt được khoảng 20kg nhận tiền công 200.000 đồng/ngày.
“Hiện quanh khu vực xã Vĩnh An có tới vài chục người chuyên đi bứt ấu thuê, chủ yếu là phụ nữ trung tuổi. Thời gian thu hoạch ấu là từ tháng 9 đến khoảng tháng 11, tạo việc làm khá ổn định cho bà con trong thời gian nông nhàn”, bà Quyên chia sẻ.
Theo những người trồng ấu, cây ấu không mọc quá sâu vào lòng bùn mà nổi bồng bềnh trên mặt nước như cây bèo. Thường mỗi gốc ấu có khoảng 10-15 củ. Ấu lớn lên dưới nước, dưới sự che chở của tán lá xanh phía trên. Khi còn nhỏ củ ấu có màu hồng bám vào gốc. Chỉ khoảng một tháng sau, củ ấu căng mọng, vỏ xanh đen, cứng dần lên như hai chiếc sừng trâu, cũng là thời điểm thu hoạch ấu.
Đặc biệt, cây ấu không cần chăm bón. Củ ấu già, khi tách lớp vỏ ra, phần “thịt” ấu trắng nõn, ăn sống thì giòn ngọt như hạt sen. Khi luộc lên, củ bở tơi, ngọt bùi rất dễ “gây nghiện” cho những ai nếm thử. Ngoài ra, nhân củ ấu còn có thể dùng để nấu chè, nấu canh, hầm xương vừa thơm, vừa ngọt, bùi.
Theo thống kê của UBND xã Vĩnh An, hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 15ha trồng ấu. Mỗi năm người dân thu hoạch được khoảng 30 tấn củ ấu. Loại cây này chỉ cần trồng một lần là vụ sau sẽ tự lên mầm không cần trồng lại.
Là loại cây dễ trồng, lại không tốn nhiều công chăm sóc, lợi ích kinh tế mang lại cao nên những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh An chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ấu.