Ngày 9/10,étraicắtmítbịđứtlìangóntayphảimổlầkeo bong daa tv trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Ngọc Ngà, Phó trưởng khoa Bỏng - Chỉnh trực, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, nơi đây đang tiến hành điều trị cho một bệnh nhi bị tai nạn đứt lìa chi thương tâm.
Bệnh nhi là bé L.M.Đ. (6 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh). Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, tai nạn xảy ra vào thời điểm bé trai chơi cùng các bạn gần nhà chiều 4/10. Khi các bé lén dùng dao cắt quả mít thì vô tình để xảy ra sự cố, khiến bé Đ. bị đứt lìa ba ngón tay 3-4-5 của bàn tay trái.
Phát hiện sự việc, người nhà bé Đ. cố tìm kiếm nhưng chỉ thấy được một ngón tay bị cắt đứt, sau đó nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện địa phương để sơ cứu, cầm máu rồi tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong đêm muộn.
Nhận tin báo từ khoa, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ngà vội vã vào bệnh viện. Qua thăm khám, ekip điều trị ghi nhận bệnh nhi đứt rời hoàn toàn 3 ngón tay, người nhà chỉ mang đến ngón số 4 của bàn tay trái.
Các bác sĩ đã phẫu thuật khâu nối vi phẫu ngón tay xuyên đêm cho bệnh nhi. Vì bệnh nhi là trẻ lớn, mặt cắt của chi đứt rời không bị dập nát, cũng như phần ngón tay đứt được bảo quản cẩn thận và đúng cách, nên ca phẫu thuật kết thúc thuận lợi sau 3 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, đến ngày thứ 2 hậu phẫu, các bác sĩ phát hiện vị trí nối của bệnh nhi có huyết khối. Do đó, ekip điều trị đã phải mở vết thương bơm rửa, phẫu thuật xử lý huyết khối và làm lại miệng nối.
Hiện tại, bệnh nhi tiếp tục được dùng kháng đông và theo dõi sát, dự kiến ít nhất phải 15-20 ngày nữa mới biết được ngón tay nối có phục hồi được hay không.
Theo bác sĩ Ngà, trong năm nay Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho khoảng 20 trường hợp bị đứt lìa hoặc gần lìa ngón tay. Nguyên nhân hầu hết đến từ tai nạn sinh hoạt, như bị dây curoa xe cuốn tay, bị mảnh kính cắt hoặc do chơi pháo tự chế gây nổ.
Có những trường hợp vết thương vị trí đứt lìa bị dập nát nặng, nên không thể nối lại chi, phải làm mỏm cụt. Đáng chú ý, đối tượng gặp nạn hầu hết là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
Khi gặp các vết thương đứt lìa ở vị trí tay, chân, trẻ sẽ ảnh hưởng chức năng cầm nắm, cử động thường xuyên. Do đó, việc khâu nối thành công có ý nghĩa quan trọng, giúp trẻ phục hồi chức năng, tránh co rút, nhiễm trùng cùng các di chứng khác.
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của vết thương và cách xử lý ban đầu. Bác sĩ Ngà khuyến cáo, khi có người gặp sự cố đứt lìa, cần ưu tiên cầm máu cho bệnh nhân bằng băng gạt hay dùng khăn, vải sạch quấn lại. Các bộ phận bị đứt lìa cần bảo quản đúng cách (bỏ vào túi nilon, buộc kín và ướp đá) để tránh gây nhiễm trùng.
Nếu có nghi ngờ tai nạn ảnh hưởng đến xương, cần dùng nẹp cố định vết thương trong quá trình di chuyển, sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.