Gen Z mệt mỏi_lich bong da a
34% Gen Z nói tình trạng này là thường xuyên trong khi tỷ lệ này ở thế hệ lớn nhất là baby boomers chỉ 20%. Chỉ khoảng 5% người trẻ nói mình "hiếm khi" cảm thấy mệt mỏi.
"Họ là thế hệ trẻ và được cho rằng nhiều năng lượng nhất nhưng dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi nhất",ệtmỏlich bong da a báo cáo nêu. Các nguyên nhân được liệt kê gồm thức khuya, lướt điện thoại, xem TV.
Tiến sĩ Sylvie Stacy ở bệnh viện Birmingham, bang Alabama (Mỹ) cho biết các hoạt động về đêm như lướt mạng xã hội có thể mang lại hiệu quả thư giãn tức thời nhưng khiến mọi người thiếu ngủ hoặc khó ngủ ngon.
Mệt mỏi mãn tính ở người trẻ cũng thường xuất phát từ áp lực xã hội, xem sự bận rộn là năng suất. Do đó, Gen Z vô thức tin rằng việc cắt giảm giấc ngủ sẽ tạo ra nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc, các mối quan hệ hoặc mục tiêu cá nhân.
"Nó khiến bạn khó hoạt động hiệu quả trong ngày", Stacy nói.
Viện Hàn lâm Y học giấc ngủ (AASM) và Hội Nghiên cứu giấc ngủ (SRS) khuyến nghị người lớn nên ngủ trên 7 tiếng mỗi đêm để tránh các bệnh mãn tính, gây thêm nguy cơ rối loạn thoái hóa thần kinh và trầm cảm.
Ngoài ra, tình trạng dễ mệt mỏi chịu tác động lớn do công việc. Khảo sát của công ty giải pháp nhân sự Ultimate Kronos Group cũng cho thấy 83% Gen Z đang kiệt sức vì công việc khối lượng quá lớn.
Trong đó, 36% đang muốn nghỉ việc bởi sức khỏe tinh thần lẫn thể chất bị ảnh hưởng và 58% muốn có thêm thời gian nghỉ phép hơn là tăng lương để cân bằng cuộc sống.
Giáo sư Denise Rousseau thuộc Đại học Carnegie Mellon, cho biết doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng dễ mệt mỏi của Gen Z.
"Các thế hệ khác nhau sẽ có những phản ứng với căng thẳng khác nhau", bà nói. Nhiều Gen Z đã trải qua giai đoạn hình thành nhân cách trong thời gian phong tỏa Covid-19. Họ cũng ít quen thuộc với những giờ làm việc liên tục tại văn phòng. Đồng thời, Gen Z cũng phải đang đối mặt với gánh nặng từ các khoản vay sinh viên và chi phí sinh hoạt tăng cao.
Ngọc Ngân(Theo Newsweek)