Phát hiện quan trọng về Hoàng Thành Thăng Long_xem bảng xếp hạng ý
Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập (28/4/2011-28/4/2021),áthiệnquantrọngvềHoàngThànhThăxem bảng xếp hạng ý Viện Nghiên cứu Kinh thành (Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam) vừa công bố những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khảo cổ học và ứng dụng công nghệ, thiết kế trưng bày bảo tàng, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam. Sự kiện đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu khoa học trên cả nước tham dự.
Hình ảnh khai quật khảo cổ học ở 18 Hoàng Diệu - Hà Nội. |
PGS.TS Bùi Minh Trí - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành cho biết, những kết quả trong nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Kinh thành được thể hiện đậm nét ở hai nhiệm vụ, đó là Dự án Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long và nhiệm vụ Khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) thuộc Đề án Nghiên cứu Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ).
Trong 10 năm qua, để có thể giải mã được những bí ẩn về hình thái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu dựa trên các nguồn tư liệu: khảo cổ học, mô hình kiến trúc, tư liệu minh văn và tư liệu điều tra – so sánh. Đặc biệt là nghiên cứu so sánh với kiến trúc kinh đô cổ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nghiên cứu kiến trúc cổ ở Bắc Việt Nam. Từ đó, Viện đã từng bước giải mã về hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý.
Theo PGS.TS Bùi Minh Trí, phát hiện quan trọng và là chìa khóa để giải mã thành công về hình thái kiến trúc cung điện thời Lý, đó là kiến trúc "đấu củng". "Đấu củng" là thuật ngữ kiến trúc bắt nguồn từ Trung Quốc. Đây là một loại kết cấu đỡ mái gồm hai bộ phận cấu thành, đó là "đấu" và "củng" nên được gọi là "đấu củng". Trong đó, "đấu" đóng vai trò là bệ đỡ, còn "củng" giống hình khuỷu tay, đóng vai trò là tay đỡ, được dùng để đỡ một kết cấu khác bên trên.
Quy mô và kiến trúc của cung điện thời Lý được phục dựng dưới dạng 3D. |
Đây là phát hiện có ý nghĩa rất lớn, cung cấp cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc cung điện thời Lý. Từ đây, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã nghiên cứu phục dựng 3D hình thái kiến trúc cung điện thời Lý và đã giới thiệu tại khu trưng bày khảo cổ học dưới tầng hầm Nhà Quốc hội năm 2016. Đây là lần đầu tiên hình ảnh về kiến trúc cung điện thời Lý sau hơn nghìn năm được tái hiện, giúp hình dung rõ ràng, cảm nhận sâu hơn về vẻ đẹp tráng lệ của kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long xưa.
Từ sự thành công này, Viện Nghiên cứu Kinh thành tiếp tục nghiên cứu phục dựng tổng thể hình thái kiến trúc của khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Từ đó, bức tranh toàn cảnh về cung điện, lầu gác của thời Lý được tái hiện trên nền các vết tích khảo cổ học dưới lòng đất khu di tích 18 Hoàng Diệu và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội.
Bản vẽ phục dựng hình thái và không gian cung điện, lầu gác thời Lý ở Hoàng cung Thăng Long xưa. |
64 công trình kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long đã được nghiên cứu phục dựng gồm 38 công trình kiến trúc cung điện và hành lang, 26 kiến trúc lục giác cùng hệ thống tường bao, đường đi và cổng ra vào công trình. Đây là một quần thể kiến trúc cung điện, lầu gác cực kỳ đặc sắc, được quy hoạch xây dựng rất bài bản, khoa học vào thời kỳ vàng son của vương triều Lý.
Bên cạnh đó, những kết quả trong thiết kế trưng bày bảo tàng, quảng bá di sản văn hóa được thể hiện rất ấn tượng ở các dự án như: Dự án Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội, Dự án Trưng bày quảng bá di sản văn hóa thời Đinh – Tiền Lê tại di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ Việt Nam cho rằng, đây là dự án có ý nghĩa chính trị và khoa học rất sâu sắc, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nghiên cứu đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học Khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau khi kết thúc khai quật khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu (năm 2002-2004) và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội (năm 2008-2009).
Trong những năm 2011-2020, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn của Dự án Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long và đã có nhiều thành quả khoa học quan trọng. Trong đó, kết quả nổi bật và quan trọng nhất trong nghiên cứu về di tích là nghiên cứu giải mã những bí ẩn về hình thái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long dựa trên vết tích khảo cổ học và manh mối tư liệu lịch sử.
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia, đây mới là thành quả nghiên cứu ban đầu trong chặng đường dài khoa học nhưng được xem là một bước tiến rất dài trong nghiên cứu khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau hơn 18 năm khai quật. Những thành quả nghiên cứu này đã và đang góp phần quan trọng trong việc giải mã những bí ẩn về Hoàng cung Thăng Long, đưa giá trị nghiên cứu khoa học đến gần hơn với công chúng, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử ngàn năm văn hiến của Kinh đô Thăng Long.
Trong nhiều năm qua, để có thể giải mã được những bí ẩn về hình thái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu như: tái điều tra khai quật khu di tích 18 Hoàng Diệu; nghiên cứu giải mã loại hình, chức năng các loại ngói lợp mái kiến trúc; điều tra, nghiên cứu mô hình kiến trúc đang lưu giữ tại các bảo tàng; nghiên cứu di vật đồ gỗ đào được tại di tích; nghiên cứu sử liệu, đặc biệt là nghiên cứu so sánh với kiến trúc kinh đô cổ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nghiên cứu kiến trúc cổ ở miền Bắc Việt Nam.
Hành cung Lỗ Giang tại Hưng Hà, tỉnh Thái Bình năm 2014 là phát hiện hoàn toàn mới, gây bất ngờ cho giới nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử. Kết quả khai quật năm 2014-2017 đã cung cấp nhiều tư liệu quý hiếm, độc đáo về nghệ thuật xây dựng kiến trúc thời Trần mà hiện nay chưa thấy ở di tích nào có được, kể cả Thăng Long. Hành cung Lỗ Giang được đánh giá là một viên ngọc quý giá vào bậc nhất trong kho tàng di sản văn hóa thời Trần hiện nay.
Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu Hoàng thành Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành còn thực hiện nhiều chương trình điều tra, khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại nhiều địa phương và đã có nhiều phát hiện mới rất quan trọng.
Đó là, phát hiện Hành cung Lỗ Giang tại Hưng Hà, tỉnh Thái Bình năm 2014. Đây là phát hiện hoàn toàn mới, gây bất ngờ cho giới nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử. Kết quả khai quật năm 2014-2017, đã cung cấp nhiều tư liệu quý hiếm, độc đáo về nghệ thuật xây dựng kiến trúc thời Trần mà hiện nay chưa thấy ở di tích nào có được, kể cả Thăng Long. Hành cung Lỗ Giang được đánh giá là một viên ngọc quý giá vào bậc nhất trong kho tàng di sản văn hóa thời Trần hiện nay.
Phát hiện di chỉ lò nung vật liệu kiến trúc thời Trần tại Pù Lườn Xe, nằm trong quần thể di tích kiến trúc Phật giáo Hắc Y – Bến Lăn ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2016, là phát hiện có ý nghĩa khoa học rất to lớn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam tìm được di tích lò nung vật liệu trang trí mái kiến trúc thời Trần. Tư liệu này góp phần minh chứng sinh động và luận giải rõ ràng về kỹ thuật chế tác vật liệu lợp mái của các công trình kiến trúc cung điện và tôn giáo thời bấy giờ.
Khai quật di chỉ sản xuất gốm Chămpa ở Bình Định trong những năm 2014-2017, phát hiện được nhiều vấn đề khoa học mới trong việc giải mã về chủ nhân và niên đại của các trung tâm sản xuất gốm, góp phần làm sâu sắc hơn các giá trị của di sản văn hóa Chămpa tại Bình Định - vùng đất kinh đô Vijaya của vương quốc Chămpa, một vương quốc có lịch sử phát triển rực rỡ trong lịch sử cổ trung đại ở Đông Nam Á, thế kỷ 11-15.
Tình Lê
Hủy kết quả, không công nhận nếu không thu hồi danh hiệu vi phạm
Sáng 9/4, hội nghị phổ biến Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật diễn ra tại TP.HCM. Một số điểm mới đã được giới thiệu và các địa phương cũng trao đổi một số vướng mắc liên quan.