Cây cầu không phải để đi mà 'để hôn nhau' của Việt Nam lên báo Mỹ_nhận định bóng đá keo nha cai

Bài viết với tựa đề "Vietnam’s new bridge is âycầukhôngphảiđểđimàđểhônnhaucủaViệtNamlênbáoMỹnhận định bóng đá keo nha caifor kissing, not for crossing" (tạm dịch: Cây cầu mới của Việt Nam là để hôn nhau chứ không phải để băng qua) được đăng tải trên CNN để nói về cây Cầu Hôn (Kiss Bridge) vừa chính thức được khánh thành hôm 22/12 ở Phú Quốc.

kissbridege.jpg

'Cha đẻ' đứng đằng sau cây cầu độc đáo này là kiến ​​trúc sư người Italy, Marco Casamonti. Theo ông Casamonti, thiết kế của Kiss Bridge được lấy cảm hứng từ bức tranh Chúa tạo ra Adam (The Creation of Adam) của danh họa tài ba người Italy, Michelangelo được trưng bày tại Nhà nguyện Sistine và từ chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ, cây cầu như một dải lụa giữa đại dương, gồm 2 phần vươn mình ôm trọn bờ cát, hướng đến nhau và hợp làm một thể thống nhất nhưng không chạm.

Cây cầu có chiều dài hơn 800m. Điểm nhấn của cây cầu là khoảng hở 30cm giữa hai nhánh cầu, khoảng hở này sẽ được lấp đầy bởi ánh hoàng hôn mỗi chiều. Khoảng hở này vừa đủ cho hai người chạm được vào nhau, trao nhau nụ hôn nhưng không vượt qua ranh giới. Thiết kế đặc biệt của Cầu Hôn còn mang thông điệp vượt thời gian về tình yêu và sự kết nối giữa con người, thiên nhiên, vũ trụ.

cau hon phu quoc3.jpg

Theo chủ đầu tư, khoảng cách giữa cây cầu đã được tính toán chính xác đến mức vào ngày 1/1 hàng năm, Mặt Trời đỏ rực của hoàng hôn sẽ rơi đúng giữa điểm giao này, trở thành dấu son đỏ kết nối 2 đầu cầu.

Tên tiếng Việt của cây cầu Kiss Bridge cũng có nghĩa là “cầu hôn”, phù hợp những dịp thể hiện tình cảm đặc biệt của các cặp đôi. 

Được mệnh danh là "đảo ngọc", Phú Quốc là địa điểm nghỉ dưỡng được khách quốc tế yêu thích bậc nhất Việt Nam. Đây còn là nơi lý tưởng để các cặp đôi hưởng tuần trăng mật.

Sau hiện tượng Cầu Vàng tại Đà Nẵng, du lịch Việt Nam đón thêm một cây cầu biểu tượng mới mang tên ‘Cầu Hôn - Kiss Bridge’.

Theo CNN