Giá nhà đất tăng nhanh hơn Mỹ, 9X Việt mua nhà 3 tỷ phải gom lương 26 năm_keonhacai.de
Tại hội nghị Bất động sản Việt Nam 2024 diễn ra sáng 3/12,ánhàđấttăngnhanhhơnMỹXViệtmuanhàtỷphảigomlươngnăkeonhacai.de TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV cho biết, 18 luật và 21 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 8 kết thúc ngày 29/11, trong đó có nhiều quy định liên quan đến đất đai, xây dựng và bất động sản như: Nghị quyết giám sát chuyên đề về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội; nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, nghị quyết về cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai… sẽ có tác động tới thị trường thời gian tới.
Trong khi đó, dẫn số liệu từ Global Property Guide, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc batdongsan thông tin, giá bán bất động sản Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng so với thế giới.
Cụ thể, tăng trưởng giá 5 năm (2019-2024) của Việt Nam đạt mức 59%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ (54%), Úc (49%), Nhật Bản (41%), Singapore (37%)…
Mức giá tăng cao khiến lợi suất cho thuê bất động sản ở Việt Nam chỉ ở mức 4%, trong khi nhiều quốc gia khác như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Anh, Úc, Mỹ có lợi suất cho thuê bất động sản giao động từ 5-7%.
Theo ông Quốc Anh, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát mạnh. Đồng thời, môi trường lãi suất và hiệu quả đầu tư các kênh trong nước đều củng cố nhu cầu mua bất động sản của người tiêu dùng.
Cụ thể, GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 34,8%, cao hơn trung bình thế giới (20,8%) và các nước đang phát triển (22%). Mặt khác, lạm phát tại Việt Nam cũng ở mức cao hơn so với trung bình các nước. Hiện tại, môi trường lãi suất ở Việt Nam đang dần trở về mức thuận lợi hơn và tỷ trọng tài sản tích trữ trong GDP của Việt Nam khá cao (32,8%), đứng thứ 27 trên thế giới (trung bình 27,1%).
Với lượng tiền tích trữ, người Việt Nam có một số kênh đầu tư chính như thị trường tài chính, bất động sản, vàng, ngoại tệ và gửi tiết kiệm. Trong khi kênh đầu tư vàng nhiều biến động, rủi ro và có chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới, kênh ngoại tệ và gửi tiết kiệm có lợi suất ở mức khá thấp, trong khoảng xấp xỉ 9-13%/2 năm.
Đáng chú ý, bất động sản được đánh giá là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua với tỷ suất lợi nhuận của loại hình chung cư đạt 197% và đất nền đạt 137% vào quý IV/2024 so với quý I/2015.
Dù vậy, ông Quốc Anh cho hay, theo số liệu phân tích của đơn vị mình, ở thời điểm nào, người trẻ cũng gặp khó khăn trong việc tự mua nhà.
Đơn cử, thời điểm năm 2004, một cá nhân thuộc thế hệ 7x mất khoảng 31,3 năm thu nhập để mua được một căn chung cư 60m2, giá 600 triệu đồng, trong điều kiện lãi suất huy động là 7,4%. Còn sau 10 năm, số năm thu nhập để một cá nhân thuộc thế hệ 8x mua được căn hộ như trên là 22,7 năm. Giá căn hộ đã tăng lên 1,5 tỷ đồng trong khi lãi suất huy động giảm còn 6%.
Đến năm 2024, một cá nhân 9x cần 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ trên (đã tăng lên giá 3 tỷ đồng) trong điều kiện lãi suất huy động là 4,5%.
Tuy số năm thu nhập và lãi suất đã giảm dần theo thời gian nhưng nhìn chung, người trẻ thuộc các thế hệ vẫn cần nỗ lực trong thời gian dài mới có thể tự sở hữu nhà.
Dù vậy, ông Quốc Anh cho hay, người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung vẫn kỳ vọng cao về việc sở hữu bất động sản trong đời, với các lý do phổ biến gồm lợi suất cao và ổn định, thị trường tài chính chưa phát triển, sự công nhận từ xã hội và tài sản - nơi sinh sống cho gia đình.
Do đó, Việt Nam lọt top quốc gia có tỷ lệ sở hữu bất động sản cao nhất thế giới với 90%, cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (88%), Indonesia (84%) và cao hơn Mỹ (66%), Úc (66%)...