Lý do chiếc bình màu trắng mỏng manh của Hàn Quốc có giá hàng triệu USD_bongdaso 66.vn
Tháng 9 này,ýdochiếcbìnhmàutrắngmỏngmanhcủaHànQuốccógiáhàngtriệbongdaso 66.vn hãng Sotheby’s sẽ đem bán đấu giá một chiếc bình mặt trăng của Hàn Quốc. TheoPenta,món đồ sứ có từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, dự kiến bán được 3 triệu USD.
Đây không phải lần đầu một chiếc bình mặt trăng của Hàn Quốc có giá cao tới vậy. Vào tháng 3, theo KBS, hãng Christie’s bán đấu giá thành công một chiếc bình 4,56 triệu USD, vượt 2-3 triệu USD so với mức giá dự kiến.
Ban đầu, bình mặt trăng được dùng để cắm hoa, đựng rượu, bày trang trí. Tới thế kỷ 20, khi các học giả và nhà sưu tập Nhật Bản bắt đầu đánh giá cao vẻ đẹp hiếm có của sản phẩm sứ này thì những chiếc bình mang một giá trị mới.
Hiếm có khó tìm
Theo Smart History, những chiếc bình màu trắng của Hàn Quốc có nguồn gốc từ triều đại Joseon (1392-1897). Khi đó, các sản phẩm sứ màu trắng được coi là hiện thân của lý tưởng thời bấy giờ: giản dị, khiêm tốn, thuần khiết. Các nghệ nhân gốm cũng tiết chế khi sáng tạo những chiếc bình nhẹ nhàng, không màu sắc.
Chính hình dáng tròn mềm mại và màu trắng sáng như ánh trăng của bình khiến họa sĩ người Hàn Quốc Kim Whanki (1913-1974) đặt tên “bình mặt trăng”. Trước đó, chúng được gọi đơn giản là baekja daeho - “chiếc bình lớn màu trắng”.
Whanki từng viết: “Từ hình dạng tròn đơn giản và màu trắng tinh khiết của bình / Vẻ đẹp huyền bí, phức tạp và tinh tế hiện lên”.
RM, trưởng nhóm nhạc BTS, một người đam mê nghệ thuật cũng bị bình mặt trăng thu hút. Nam ca sĩ đã thốt lên: “Đây chính xác là Hàn Quốc!” khi đến thăm xưởng của nghệ sĩ gốm đương đại Kwon Dae-sup vào năm 2020 và mua một chiếc bình mặt trăng của ông.
Nhưng tất nhiên, những chiếc bình mặt trăng được các nhà sưu tập săn lùng nhiều nhất có từ thời Joseon, bởi chỉ còn khoảng 30 tác phẩm như vậy trên thế giới.
Quy trình chế tác khó khăn
Những chiếc bình mặt trăng của Hàn Quốc mang vẻ giản dị, thanh tao, giống như bóng trăng phản chiếu trong hồ nước khẽ gợn sóng. Nhưng để tạo ra một chiếc bình mong manh như vậy không hề đơn giản khi xác suất còn nguyên vẹn sau quá trình nung chỉ là 10%. Thêm vào đó, tạo ra lớp men trắng bóng là một trong những kỹ thuật khó thực hiện nhất.
Sứ trắng khó sản xuất hơn men ngọc, đòi hỏi đất sét mịn hơn, nhiệt độ lò cao hơn. Theo Christie’s, các nghệ nhân Hàn Quốc phải sử dụng baekja, loại đất sét cao lanh trắng rất ít hoặc không có sắt. Vì bình có kích thước lớn so với bàn xoay nên các thợ gốm làm hai nửa sau đó gắn lại với nhau rồi đem nung ở 1.300 độ C.
Để tạo nhiệt độ cao như vậy cần một lượng củi lớn. Các lò nung chính thức đầu tiên của triều đình Joseon được xây ở tỉnh Kyunggi, nơi cung cấp cả đất sét trắng chất lượng cao và nguồn củi dồi dào.
Các tổ hợp sản xuất sứ thường có cả trăm lò nung hoạt động cùng lúc. Sau 10 năm, các lò lại phải di chuyển do trữ lượng củi địa phương cạn kiệt.
Một phần sức hấp dẫn của bình mặt trăng đến từ quy trình hoàn toàn thủ công trên. Những chiếc bình thường không tròn trịa mà có cấu trúc bất đối xứng. Khó tồn tại 2 chiếc bình giống nhau hoàn toàn.
Ngoài ra, dù tất cả bình mặt trăng đều là sứ trắng nhưng có các tông khác nhau như trắng sữa, trắng tro. Thậm chí một chiếc bình cũng có nhiều sắc độ khác nhau hoặc đổi màu theo thời gian.
Những thay đổi không thể đoán trước do tương tác giữa đất và lửa còn tạo các đốm màu vàng hoặc màu hồng trên bề mặt tùy thuộc vào luồng không khí, tạp chất trong men hoặc chênh lệch nhỏ về nhiệt độ.