Theấuhiệuungthưđạitrựctràngdễbịbỏkết quả bóng đá hôm qua hôm nayo kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí JAMA Network Open, các nhà khoa học phát hiện hơn 50% bệnh nhân ung thư đại trực tràng khởi phát sớm có biểu hiện chảy máu đường tiêu hóa hoặc có máu trong phân. 40% có triệu chứng đau bụng quặn thắt không rõ nguyên nhân. 27% bệnh nhân đã thay đổi thói quen đại tiện.
Phân trong máu có thể báo hiệu các vấn đề đường tiêu hóa khác, không phải ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ở người bị chảy máu đường tiêu hóa, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng 5 đến 54 lần. Ở người bị đau bụng, tỷ lệ mắc bệnh tăng 1,3 đến 6 lần.
Tuy nhiên, bệnh nhân thường được chẩn đoán rất muộn, tính từ khi gặp các triệu chứng này.
"Những bệnh nhân trẻ tuổi có thể gặp phải các dấu hiệu bất thường liên tục, nhưng trì hoãn việc đến bác sĩ. Họ thường nghĩ mình còn quá trẻ để lo lắng về bệnh ung thư, hoặc không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như bảo hiểm y tế", nghiên cứu nêu rõ.
Các nhà khoa học cho biết, ngay cả khi đã đi khám, cả bệnh nhân và bác sĩ đều coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, không nhận ra các tín hiệu lâm sàng của ung thư. Theo nhóm nghiên cứu, chảy máu trực tràng ở người trẻ thường được coi là tình trạng lành tính hơn, như bệnh trĩ.
Các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu mới cho thấy sự cần thiết của việc sàng lọc ung thư sớm và vai trò của các bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán ung thư.