Vị giáo sư đầu ngành nhân học qua đời ở tuổi 92_tyle keonhacai5

GS. NGND Phan Hữu Dật tốt nghiệp đại học chuyên ngành Dân tộc học,ịgiáosưđầungànhnhânhọcquađờiởtuổtyle keonhacai5 tại Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M. V. Lomonosov , Liên bang Nga (MGU) năm 1961. Ông nhận bằng Tiến sĩ Sử học tại Khoa Lịch sử (MGU) năm 1963 và được công nhận chức danh Giáo sư năm 1996, được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2008.

{keywords}
GS. NGND Phan Hữu Dật

Trên nửa thế kỷ tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, GS. NGND Phan Hữu Dật đã trở thành một trong những giáo sư đầu ngành về Nhân học. Những công trình nghiên cứu của ông tập trung vào những nội dung như: Các vấn đề lý luận về tộc người, về cộng đồng quốc gia dân tộc và lý thuyết Nhân học; Văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, Văn hóa và phát triển; Quá trình tộc người và mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Đông Nam Á và trên thế giới; Dân tộc học và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử hôn nhân và gia đình.

Trên 100 công trình nghiên cứu đã được công bố của GS. Phan Hữu Dật đề cập đến các vấn đề cốt lõi trong nghiên cứu Dân tộc học, từ các vấn đề lý thuyết trong nghiên cứu đến việc tổng kết các vấn đề nghiên cứu trong Dân tộc học ở nước ta, từ Dân tộc học Việt Nam đến các vấn đề dân tộc học trên thế giới, từ văn hóa và phát triển đến yêu cầu đào tạo và nghiên cứu Dân tộc học phục vụ cho việc hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, từ mối quan hệ dân tộc và những vấn đề cấp bách ở nước ta và trên thế giới đến vấn đề dân tộc trong toàn cầu hóa, từ việc đẩy mạnh nghiên cứu các ngành khoa học xã hội- nhân văn đến nghiên cứu ứng dụng…

Những vấn đề nghiên cứu của ông đã đặt nền tảng cho sự phát triển của nền Dân tộc học Việt Nam.

Ông là người Việt Nam đầu tiên soạn giáo trình “Cơ sở Dân tộc học” (1973) phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy.

Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu của ông đã tiếp tục đề cập đến những yêu cầu nghiên cứu Dân tộc học theo hướng Nhân học trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu và nhận thức mới trước yêu cầu phát triển của đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế.

Trên nền tảng nghiên cứu cơ bản, những công trình nghiên cứu khoa học của GS. Phan Hữu Dật đã đặc biệt chú trọng nghiên cứu cũng như tổng kết về lý luận và chính sách dân tộc ở nước ta trong lịch sử và hiện tại.

Một trong những đóng góp rất quan trọng của GS. Phan Hữu Dật là nghiên cứu về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, văn hóa và phát triển. Trên 30 công trình nghiên cứu của ông đã bao quát khá nhiều vấn đề trên lĩnh vực này.

GS. Phan Hữu Dật cũng là người đầu tiên khái quát một cách đầy đủ nhất về những đặc điểm chủ yếu của cộng đồng các dân tộc ở nước ta. Ông cũng đã cùng giới thiệu nghiên cứu tham gia xây dựng các tiêu chí xác định thành phần các dân tộc ở Việt Nam. Những tiêu chí đó đã được đưa vào ứng dụng thực tiễn trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX.

Ông đã công bố trên 100 công trình nghiên cứu, trong đó có 9 sách chuyên khảo... Nhiều luận văn nghiên cứu của ông đã được công bố trong các chuyên san và tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.

GS. Phan Hữu Dật còn có những đóng góp lớn trên phương diện quản lý cho sự phát triển của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội: là Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1970-1975), Chủ nhiệm Bộ môn Dân tộc học (1986-1988), Phó Hiệu trưởng (1977-1981), Quyền Hiệu trưởng (1981-1985) và Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1985-1988). 

Giám đốc ĐHQG Hà Nội, ông Nguyễn Kim Sơn, khẳng định những đóng góp to lớn về học thuật, về giảng dạy không chỉ cho ĐHQG Hà Nội mà còn cả ở tầm quốc gia. “Đặc biệt, thầy luôn nhận được sự kính trọng và yêu mến của các thế hệ học trò - đó là phần thưởng quý giá nhất đối với một nhà giáo. Mãi mãi trong sự phát triển của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, của ngành Nhân học và của ĐHQG Hà Nội, thầy luôn có một vị trí xứng đáng với tên tuổi và những đóng góp của mình”. 

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được tập thể các bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa nhưng do tuổi cao, bệnh trọng, GS. Phan Hữu Dật đã từ trần hồi 2h52 ngày 18/4/2019 (tức ngày 14/3 năm Kỷ Hợi), hưởng thọ 92 tuổi.
Lễ viếng tổ chức từ hồi 7h15-8h30, Lễ truy điệu từ 8h30-9h ngày 21/4/2019 (tức ngày 17/3 năm Kỷ Hợi ) tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ điện táng tổ chức tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội lúc 13h cùng ngày.

Ngân Anh