Xác thực sinh trắc học khi công dân lên máy bay,ởrộngtoànquốcviệcxácthựcsinhtrắchọckhingườidânlênmákết quả giải bóng đá quốc gia việt nam đảm bảo toàn trình, tự động tránh ùn tắc là nhiệm vụ Bộ Giao thông vận tải được giao chủ trì, phối hợp cùng Bộ Công an thực hiện trong năm 2023. Đây là 1 trong hơn 100 nhiệm vụ mà các bộ, ngành tập trung triển khai để thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06).
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã giao Cục Hàng không Việt Nam chủ động phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) thuộc Bộ Công an và các đơn vị liên quan triển khai xác thực sinh trắc học khi công dân lên máy bay đảm bảo toàn trình, tự động tránh ùn tắc và tuân thủ theo các quy định hiện hành theo 2 giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn 1 kéo dài đến hết quý I/2023 thí điểm tại một số cảng hàng không. Với giai đoạn 2, sẽ mở rộng triển khai trên tất cả các cảng hàng không trong năm nay.
Theo thông tin từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu tháng 2/2023, đơn vị triển khai thí điểm giải pháp kiểm tra định danh điện tử và quét mã QR trên căn cước công dân gắn chip của người dân khi làm thủ tục tại điểm kiểm tra an ninh hàng không trên các chuyến bay nội địa tại cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phòng). Thời gian thí điểm kéo dài đến hết tháng 3/2023.
Cụ thể, tại cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang thí điểm 1 làn riêng dành cho hành khách đi máy bay nội địa có sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử. Đồng thời, sử dụng thiết bị camera chụp hình, nhận diện khuôn mặt để đối sánh thông tin và đọc dữ liệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử với thông tin hành khách.
Sau thời gian thí điểm tại cảng Cát Bi, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm và xây dựng lộ trình mở rộng tại các cảng hàng không quốc tế khác.
Việc này nằm trong kế hoạch thiết lập hệ thống điện tử kết nối giữa cảng hàng không (lực lượng kiểm soát an ninh hàng không) và cơ sở dữ liệu căn cước công dân để kiểm soát hành khách đi tàu bay nội địa. Qua đó, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, giảm thời gian làm thủ tục chuyến bay đi; tăng độ chính xác, ngăn chặn, phát hiện hành khách sử dụng giấy tờ giả đi máy bay…
Liên quan đến việc ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, Tổ công tác triển khai Đề án 06 cho biết, đến nay đã kết nối dữ liệu góp phần làm sạch thông tin tín dụng ngân hàng để kiểm soát, đánh giá rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ chấm điểm tín dụng công dân trên nền tảng dữ liệu dân cư; cung cấp 8 sản phẩm dữ liệu dân cư cho cơ quan, tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhất là các sản phẩm xác thực dữ liệu, danh tính, thông tin công dân và các báo cáo thống kê, phân tích, dự báo.
Cùng với đó, đã ứng dụng căn cước công dân gắn chíp điện tử tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế phục vụ khám chữa bệnh tại 12.218/13.046 cơ sở y tế, đạt 93,6%, giúp tiết kiệm 24,7 tỷ đồng tiền in thẻ Bảo hiểm y tế giấy so với năm 2021. Tích hợp thông tin thẻ ATM phục vụ rút tiền, giúp tiết kiệm chi phí in thẻ cho các tổ chức ngân hàng (khoảng 50.000 đồng/thẻ), bảo đảm xác thực đảm bảo chính xác danh tính, phòng chống rủi ro, gian lận; đẩy mạnh các ứng dụng phục vụ triển khai thanh toán không dùng tiền mặt...