Chúng tôi gặp lại 2 dì cháu Mai trong một ngày Sài Gòn mưa xối xả. Mai vừa đi chạy thận về,ấtnghiệpdoCovidngườidìkhócnghẹnxingiúpcháugáimồcôicótiềnchữabệxem ngoại hạng anh trực tuyến gương mặt phờ phạc. So với mấy năm trước, con trầm tính hơn, làn da đen sạm, những vết sẹo trắng do kim tiêm đâm trên tay cũng càng thêm hằn rõ. Còn chị Nguyễn Thị Hồng, dì của con đã cạo đi mái tóc dài, bởi vì muốn cầu nguyện cho cháu gái đáng thương mình được tai qua nạn khỏi.
4 năm chạy thận, tay của Mai chằng chịt vết sẹo. |
Mai là nhân vật từng được đăng tải hoàn cảnh trên báo VietNamNet hồi giữa năm 2019. Từ lúc sinh ra, em đã không có cha, mẹ thần trí không ổn định, thường bỏ nhà đi lang thang, chẳng bao giờ đoái hoài dù đứa con vẫn còn đỏ hỏn. Mai được bà ngoại và các cậu, dì cưu mang mà lớn lên trong nghèo khó.
Lên lớp 7, cô bé chủ động xin nghỉ học để đi làm mướn vì luôn cảm thấy mình là gánh nặng của bà ngoại. Thế nhưng chưa được bao lâu, ngoại con đột ngột qua đời. Nỗi đau mất mát còn chưa kịp nguôi ngoai thì Mai tiếp tục phát hiện bị suy thận.
Giọng Mai nghèn nghẹn: “Trước đó con chỉ sốt, đau đầu. Tự mua thuốc hạ sốt nhưng sau khi uống thì tay chân đều sưng phù. Cô chủ nơi con làm thuê tội nghiệp nên đưa đi khám, không ngờ bác sĩ nói con bị suy thận mãn giai đoạn cuối, phải chạy thận từ đó”.
Gia đình vốn là hộ nghèo, cuộc sống chắt bóp lắm mới đủ ăn. Bởi vậy, thời điểm mới nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 2, cô bé 14 tuổi phải tự lực cánh sinh. Những ngày không chạy thận, con tìm một góc ở bệnh viện làm “tổ” trú lại. Chị Hồng đi làm mướn đủ nghề để kiếm tiền cho cháu gái chữa bệnh. Chỉ những thời điểm sức khỏe của Mai quá yếu, không thể tự đi lại, chị mới xin nghỉ để chăm sóc.
Cô bé hiếu thảo sớm nghỉ học để đi làm vì thương bà ngoại vất vả, thế nhưng bà mất đột ngột, mà con cũng mắc phải căn bệnh "nhà giàu". |
Hơn một năm trước, Mai hết tuổi nhi đồng, con phải chuyển sang Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh để điều trị. Thời điểm con chuyển viện đúng lúc dịch covid bắt đầu bùng phát, bệnh nhân ngoại trú không được ở lại bệnh viện, cuộc sống của 2 dì cháu bị ảnh hưởng.
“Từ đó đến nay, mỗi tuần con chạy thận 3 lần. Mỗi ngày chạy thận, dì chở con đi, lúc về nếu có tiền thì đi xe ôm, hôm nào không có tiền thì đi bộ. Nếu đi đường lớn khoảng 8km, nhưng con đi đường tắt chỉ gần 1,5km. Ngày nào khỏe thì con đi 30 phút, có khi mệt quá vừa đi vừa nghỉ thì lâu hơn. Nhưng con không ngại mệt, chỉ sợ không có tiền chữa bệnh”, Mai cúi mặt, giấu đi đôi mắt tối đen vì tuyệt vọng.
Trước đó, vì xót xa cho đứa cháu tội nghiệp, chị Hồng quyết định không lấy chồng, ở vậy chăm cháu. Không được học hành, chị đi rửa bát thuê cho những quán ăn, nhiều lần bé Mai nhập viện, chị cũng phải xin nghỉ, thu nhập vì thế chưa tới 3 triệu đồng. Cũng nhờ những người thân quen phụ đỡ, 2 dì cháu mới lo nổi tiền viện phí. Rất nhiều thời gian, 2 dì cháu Mai phải ăn mì tôm qua ngày.
Chị Nguyễn Thị Hồng, người dì gần gũi và thương Mai nhất vừa bị thất nghiệp do dịch covid. Chị chưa biết làm sao mới lo đủ tiền cho con nộp viện phí. |
Trong căn nhà tình nghĩa, gia đình con chẳng còn gì đáng giá có thể cầm cố. |
Từ khi Mai chuyển sang Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh, mỗi tháng, riêng tiền viện phí và thuốc tối thiểu cũng đã 4 triệu đồng, chưa kể những lần nhập viện cấp cứu do huyết áp cao, sốt, khó thở... 2 dì cháu đã chật vật lắm.
Khó khăn càng chồng chất bởi suốt mấy ngày nay, chị Hồng thất nghiệp do quán ăn đóng cửa để phòng tránh dịch covid, chị đã tìm việc khắp nơi, nhưng do chỉ biết lao động tay chân nên hiện tại vẫn đang thất nghiệp. Trong căn nhà chật hẹp chẳng có đồ đạc gì đáng giá, chị Hồng chỉ biết khóc vì thương đứa cháu gái tội nghiệp.
“Con bé hiểu chuyện lắm cô ơi, từ nhỏ đã thiếu tình thương của cha mẹ nên lúc nào cũng ngoan ngoãn, không bao giờ gây chuyện. Tôi thương lắm, nhưng giờ không biết phải làm thế nào mới có tiền cho con nộp viện phí. Mùa dịch covid ai cũng khó khăn, chẳng thể cậy nhờ nữa rồi”, chị Hồng nói trong nước mắt.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: