Tên trộm trả nghĩa đêm giao thừa và bài học về tình người_bóng đá vô địch quốc gia nhật bản

“Trước giao thừa,êntrộmtrảnghĩađêmgiaothừavàbàihọcvềtìnhngườbóng đá vô địch quốc gia nhật bản một người đàn ông ăn mặc rách rưới bê mâm lễ đến nhà tôi. Người đàn ông này theo bố tôi vào trong nhà rồi mới cất giọng khẩn khoản", ông Bùi Trần Việt (SN 1941) kể.

Trong căn biệt thự cũ phố Hàng Bạc (Hà Nội), ông Bùi Trần Việt đã kể cho chúng tôi nghe về một miền ký ức với những cái Tết thiêng liêng và ấm ấp tình người.

{keywords}
Ông Bùi Trần Việt (SN 1941), ông sinh gia trong gia đình có truyền thống làm nghề thêu tại Hà Nội trước năm 1954

Từ ngôi làng của ông tổ nghề thêu (Thường Tín, Hà Nội), ông bà của ông mang theo nghề thêu lên phố cổ Hà Nội làm ăn và sinh kế từ rất nhiều năm về trước. Vậy nên, ông đã có cơ hội được chứng kiến những thăng trầm, biến đổi của Hà Nội.

Những năm 40, 50 của thế kỷ trước, ông Việt bảo, ấn tượng nhất đối với ông về Hà Nội chính là cách sống tình nghĩa và chuẩn mực của con người nơi đây.

“Có năm, vào dịp cận Tết, mẹ tôi bảo gia nhân nấu nồi canh thịt bò và dặn gia nhân cho vào nồi toàn bộ số cà chua đang đựng trong hộp. Tuy nhiên, khi bưng bát canh lên, mẹ tôi không thấy vị cà chua.

Hóa ra, người gia nhân này không hiểu ý mẹ tôi. Họ cho cả chiếc hộp vào nồi như thể để luộc chứ không phải nấu canh cà chua. Thế mà mẹ tôi không mắng. Bà nhẹ nhàng chỉ cách cho gia nhân rồi kiên nhẫn đợi họ nấu lại nồi canh” - ông Việt nhớ lại.

Sau đó, bà không bao giờ nhắc lại lỗi lầm của người giúp việc này và cư xử với người giúp việc như người thân trong gia đình mình.

“Trước Tết, dù chưa mua sắm được quần áo mới cho con nhưng với gia nhân, bố mẹ tôi luôn chu đáo. Họ không thưởng Tết như của thời bây giờ. Nhưng, khi gia nhân về quê ăn Tết, họ sẽ được cho tiền tàu xe và một bộ quần áo mới", ông Việt nói.

"Thời của bố mẹ tôi là vậy. Họ luôn đối xử nhân nghĩa, khiêm nhường và không để bất cứ ai phải đi đến bước đường cùng”- ông Việt chia sẻ thêm.

Ông kể tiếp: “Nghe bố mẹ tôi kể lại, ngày xưa, khi gia đình tôi còn ở nhà mái ngói. Một đêm tối, có tên trộm dỡ ngói rồi leo từ trên mái nhà xuống. Bố mẹ tôi biết nhưng vẫn kệ để cho người này đu dây xuống nhà. Khi xuống chạm mặt đất, mẹ tôi bắt đầu đánh tiếng động rồi ngồi dậy thắp đèn.

{keywords}
Xếp hàng mua hàng Tết thời bao cấp. Ảnh: Tư liệu

Tên trộm thấy bị phát hiện, anh ta quỳ xuống lạy rồi xin bố mẹ tôi tha tội. Anh ta xin bố tôi mở cửa để được ra ngoài nhưng bố tôi bảo, anh vào đường nào thì anh ra đường đó. Tuy nhiên, anh phải nhớ cài lại ngói cho tôi kẻo trời mưa sẽ dột.

Sau đó, sự việc trôi qua và không ai còn nhắc đến tên trộm vào nhà lúc nửa đêm nữa cho đến đêm giao thừa.

Trước thời khắc giao thừa, bố tôi thấy người đàn ông ăn mặc rách rưới bê một mâm lễ đến. Người đàn ông này theo bố tôi vào trong nhà rồi mới cất giọng: “Con xin cám ơn cụ, con chính là tên trộm đã được cụ tha. Chính cụ đã dạy cho con thế nào là tình người và lòng nhân ái. Điều đó đã giúp con có thêm nhận thức và nhờ nhận thức đó mà nên người. Hôm nay con mang lễ đến để cảm ơn cụ”. Hóa ra người này là kẻ trộm lần trước. Trước giao thừa, ông ta đến gặp bố tôi để xin lỗi”.

Ông Việt cho biết, theo thói quen của người Hà Nội xưa, đêm giao thừa có ý nghĩa rất thiêng liêng. Vì thế, tất cả những nợ nần trong năm đều phải được giải quyết trước đêm giao thừa. Và khi đã tìm đến nhau trước giao thừa thì mọi ấm ức, phiền muộn đều được xóa bỏ…

'Cháy' hàng Tết, nhân viên mậu dịch trốn khỏi cửa hàng

'Cháy' hàng Tết, nhân viên mậu dịch trốn khỏi cửa hàng

"Cận Tết, 'cháy' hàng lương thực, thực phẩm, cậu tôi làm ở mậu dịch phải trốn khỏi cửa hàng vì sợ người thân đến nhờ vả, không giúp đỡ được lại mang tiếng" - ông Hùng Vĩ nhớ lại.