Buộc di dời, chấm dứt nuôi cá lồng ở khu lấy nước sinh hoạt trên sông Bồ_tỷ số giao hữu
Lãnh đạo UBND huyện Quảng Điền,ộcdidờichấmdứtnuôicálồngởkhulấynướcsinhhoạttrênsôngBồtỷ số giao hữu tỉnh Thừa Thiên Huế, đã thông báo kế hoạch di dời và chấm dứt hoạt động nuôi cá lồng trên sông Bồ của các hộ dân thuộc thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú. Quyết định này nhằm bảo vệ khu vực lấy nước của Nhà máy nước sạch Tứ Hạ.
Trước đó, vào năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh cho 17 công trình lấy nước sinh hoạt, bao gồm Nhà máy nước sạch Tứ Hạ trên sông Bồ.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí,hoạt động nuôi cá lồng, đặc biệt là cá trắm cỏ, đã tồn tại từ hàng chục năm qua tại khu vực sông Bồ, qua các thôn Phú Lễ, Hà Cảng, Hạ Lang. Đây là nguồn thu nhập quan trọng cho hàng trăm hộ dân.
Tuy nhiên, việc nuôi cá tự phát với mật độ dày đặc đã ảnh hưởng đến môi trường nước sông Bồ, đặc biệt là vùng lấy nước phục vụ sinh hoạt của người dân.
Kết quả khảo sát của Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế cho thấy, một số thời điểm, khu vực lấy nước trên sông Bồ có nhiều chỉ tiêu không đảm bảo, như ô nhiễm hữu cơ, tảo và vi sinh vật tăng cao.
Đơn vị này đã đề nghị huyện Quảng Điền điều chỉnh vị trí các lồng nuôi cá để đảm bảo chất lượng nước cung cấp cho Nhà máy nước Tứ Hạ.
Theo quy định của UBND tỉnh, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của Nhà máy nước sạch Tứ Hạ có khoảng cách 800m về phía thượng lưu và 200m về phía hạ lưu sông Bồ.
Do đó, UBND huyện Quảng Điền quyết định di dời 121 lồng cá của 38 hộ dân trong phạm vi vùng bảo hộ tại thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú. Lộ trình di dời sẽ diễn ra từ năm 2025 đến 2028.
Để đảm bảo sinh kế cho người dân, huyện Quảng Điền sẽ hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các lồng bè di dời, như xây bờ kè, giao thông, hệ thống lưới điện tại khu vực nuôi mới.
Các hộ giảm số lồng sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi mô hình sản xuất. Ước tính kinh phí thực hiện gần 540 triệu đồng từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.