Không chỉ có Apple và Samsung,ạisaocácnhàsảnxuấtsmartphonelạiquantâmđếnsảnphẩmngoạđá banh vn hôm nay các thương hiệu như Huawei, Xiaomi, OPPO, Vivo đã “lấn sân” sang lĩnh vực này, bên cạnh đó cũng có tin đồn về sản phẩm đồng hồ thông minh của OnePlus, Meizu và Redmi. Ở thị trường trong nước, Viettel ra mắt một số sản phẩm tương tự như đồng hồ thông minh Kiddy hay Masstel với Smartwatch Dream Action.
Thực trạng này khiến cộng đồng đam mê công nghệ dấy lên mối nghi ngại, tại sao các nhà sản xuất smartphone không tập trung sản xuất điện thoại mà chuyển hướng sang tai nghe và đồng hồ thông minh? Và việc hủy bỏ giắc cắm tai nghe trên smartphone phải chăng để “dọn đường” cho kế hoạch này?
Sự thật đằng sau việc bỏ giắc cắm tai nghe 3,5mm là gì?
Nói về nguyên nhân dần loại bỏ giắc cắm tai nghe 3.5mm trên điện thoại di động, hầu hết các nhà sản xuất điện thoại đều lý giải là để thân máy mỏng hơn, pin lớn hơn, kín hơi hơn. Nhưng thực tế là việc hủy bỏ giắc cắm tai nghe không mang lại lợi ích đáng kể nào đối với thân máy hoặc pin và sự tồn tại của nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến độ kín khí.
Dưới góc độ người tiêu dùng, họ càng không cảm nhận được lợi ích của việc hủy bỏ giắc cắm tai nghe. Thay vào đó, điều này trở nên rắc rối hơn. Nếu người sử dụng muốn dùng tai nghe có dây trước đây, họ cần sử dụng cáp bộ chuyển đổi thích ứng và rất dễ bị thất lạc. Đã vậy, còn không có cách nào để sử dụng tai nghe có dây trong khi đang sạc.
Đây chắc chắn không phải là điều vui mừng cho người dùng, Nhưng với các nhà sản xuất thì khác. Loại bỏ giắc cắm tai nghe đã làm tăng nhu cầu tai nghe không dây và đây là thời điểm tuyệt vời để các nhà sản xuất phát triển sản phẩm này. Tất nhiên, ngoài khía cạnh của nhu cầu, tâm lý người tiêu dùng và việc dễ dàng tối ưu hóa thiết bị cũng là những yếu tố rất quan trọng mà các nhà sản xuất hướng đến.
Một hiện tượng rất phổ biến là nhiều người thích mua trọn bộ sản phẩm, ví dụ khi mua một chiếc điện thoại di động, chúng ta có thể chọn vỏ ốp lưng nguyên bản, bao da đi kèm…Trước đây, khi có giắc cắm tai nghe 3.5mm, tai nghe có dây về cơ bản đã trở nên phổ biến. Còn giờ đây, mặc dù thị trường đa dạng về thương hiệu nhưng người tiêu dùng vẫn rất yêu thích nhiều dòng tai nghe do các nhà sản xuất smartphone sáng tạo ra.
Chuyển đổi vai trò smartphone từ thiết bị duy nhất thành thiết bị trung tâm
Với sự phát triển của công nghệ, smartphone có thể hỗ trợ ngày càng nhiều chức năng, nhưng trên thực tế không phải tất cả đều phù hợp với smartphone, ví dụ như phát hiện nhịp tim. Chức năng về sức khỏe này đã được hỗ trợ trên điện thoại Samsung từ lâu nhưng chỉ được theo dõi tại một thời điểm duy nhất. Đây là một trong những lý do khiến đồng hồ thông minh có cơ hội phát triển.
Thông qua sự phát triển của các thiết bị ngoại vi, chúng ta không cần phải xoay mọi thứ xung quanh điện thoại di động. Người dùng có thể tận hưởng sự tiện lợi khi smartphone trở thành trung tâm kết nối của các thiết bị như tai nghe không dây và đồng hồ thông minh.
Tất nhiên, có nhiều điểm tương đồng giữa sự phát triển của smartwatch và tai nghe không dây, rào cản do hệ sinh thái thương hiệu thiết lập là một ví dụ điển hình. Tai nghe Bluetooth do các nhà sản xuất điện thoại di động sản xuất không chỉ dùng để nghe nhạc mà còn có thể tương thích với điện thoại di động của chính họ.
Chẳng hạn như Apple có Airpods, Apple Watch, iPhone còn Samsung cũng phát triển điện thoại Galaxy, tai nghe Galaxy Buds Live, đồng hồ Galaxy Watch. Sự đồng bộ giúp cho phương thức kết nối giữa các thiết bị cùng nhà sản xuất tương thích với nhau tốt hơn nhiều.
Điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và tai nghe thông minh đã tạo thành “bộ 3” trong cấu trúc sinh thái của hệ sinh thái Internet vạn vật. Sự tương hỗ của ba sản phẩm có thể cung cấp cho người dùng một bộ giải pháp đa kịch bản tương đối hoàn chỉnh. Kết hợp những yếu tố trên, đây là điều dễ dàng nhất đối với các nhà sản xuất điện thoại di động. Tất nhiên, người tiêu dùng cũng nhận được những trải nghiệm tốt hơn.
Phong Vũ
Apple dự kiến giới thiệu máy tính Mac mới sử dụng chip tự phát triển. Động thái có thể tái kích hoạt cuộc đua giành thị trường chip máy tính và làm lợi cho các công ty như Qualcomm.