Điểm chuẩn dự kiến của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2024_kèo chấp 1.5/2 là bao nhiêu

Chia sẻ với VietNamNet,ĐiểmchuẩndựkiếncủaTrườngĐHSưphạmHàNộinăkèo chấp 1.5/2 là bao nhiêu TS Trần Bá Trình, Trưởng Phòng Đào tạo của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho hay, biến động tăng giảm về điểm chuẩn sẽ khác nhau tùy theo từng ngành học.

Điểm chuẩn của một ngành học phụ thuộc ít nhất vào 3 yếu tố: Điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh; Chỉ tiêu của từng ngành (chỉ tiêu của ngành học thông thường tỷ lệ nghịch với điểm chuẩn); Sức hút của ngành/trường thể hiện qua số đăng ký xét tuyển.

W-Việt Đức (Văn) 15.jpg
Ảnh: Phạm Hải

“Tuy nhiên, yếu tố thứ ba được coi là “ẩn số”, bởi các trường chỉ biết được tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường chứ không biết được cụ thể từng ngành và cũng không biết được trong số nguyện vọng đó có bao nhiêu thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2,... Chính vì vậy, khi thiếu một yếu tố làm căn cứ, các dự đoán về điểm chuẩn chỉ mang tính chất tương đối, tham khảo”, ông Trình nói.

Theo ông Trình, qua phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Bộ GD-ĐT công bố, hầu hết các môn, các tổ hợp xét tuyển theo các khối đều cao hơn một chút so với năm ngoái.

Với các ngành đào tạo ngoài sư phạm của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chỉ tiêu năm nay giữ ổn định; còn với các ngành sư phạm, chỉ tiêu một số ngành giảm một chút như Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học (đây từng là những môn học bắt buộc ở THCS và THPT, giờ trở thành nhóm môn tự chọn, dẫn đến nhu cầu giáo viên không cao bằng).

Như vậy, có thể thấy mặt bằng chung điểm thi tốt nghiệp THPT của học sinh cao lên, trong khi chỉ tiêu sư phạm giảm đi, từ đó có 2 yếu tố để tạo nên xu hướng tăng điểm chuẩn.

Do đó, theo ông Trình, nếu không xét đến yếu tố thứ ba hiện còn là ẩn số, có thể dự đoán chung, điểm chuẩn các ngành của trường năm nay nhích nhẹ so năm ngoái.

IMG_B537FC0FEF4E 1.jpg
TS Trần Bá Trình, Trưởng Phòng Đào tạo của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

Trong đó, đối với các ngành sư phạm năm nay bị giảm chỉ tiêu, như Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, điểm chuẩn dự kiến sẽ tăng nhiều nhất, có thể tăng 1-1,5 điểm so với năm ngoái.

Điểm chuẩn các ngành đào tạo sư phạm còn lại như Sư phạm Toán, Sư phạm Ngữ văn... có thể tăng nhẹ, mức từ 0,25 đến 0,5.

Còn điểm chuẩn của nhóm các ngành đào tạo ngoài sư phạm, theo ông Trình sẽ không biến động nhiều. “Nếu có, điểm chuẩn cũng chỉ dao động tăng giảm 0,25 đến 0,5”, ông Trình nói.

Đối với 2 ngành học tích hợp trường mở mới và bắt đầu tuyển sinh năm 2024 là Sư phạm Khoa học tự nhiên và Sư phạm Lịch sử - Địa lý, ông Trình dự đoán điểm chuẩn cũng không thấp mà sẽ ở ngưỡng cùng nhóm các ngành tương ứng Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý...

“Các ngành này mặc dù mới nhưng không có nghĩa điểm chuẩn sẽ thấp. Đây vẫn là những ngành đáp ứng đầu ra xã hội đang cần trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy vẫn có đầy đủ sức hút đối với người học và vì thế, điểm chuẩn không khác biệt nhiều so với các ngành truyền thống”, ông Trình nói.

Theo ông Trình, tương quan thứ tự các ngành/nhóm ngành về điểm chuẩn cao - thấp cũng sẽ như năm ngoái.

Năm ngoái, điểm chuẩn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội theo phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, cao nhất đối với các ngành đào tạo giáo viên là Sư phạm Lịch sử, đạt 28,42, thấp nhất là ngành Sư phạm Mỹ thuật với điểm chuẩn 18,3.

Năm 2024, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh 4.013 chỉ tiêu. Trong đó, 50% xét tuyển bằng phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2024 sẽ ra sao?

Điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2024 sẽ ra sao?

Đại diện Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, điểm chuẩn nhiều ngành học của trường năm 2024 có thể tăng so với năm ngoái.