Đức đột kích hàng chục ngôi nhà vì phát ngôn gây thù hận trên mạng_keo bd tv
Cuối năm ngoái,Đứcđộtkíchhàngchụcngôinhàvìphátngôngâythùhậntrênmạkeo bd tv Đức đã đề xuất một dự luật quy định xử phạt các nhà cung cấp mạng xã hội, ví dụ như Facebook và Twitter, vì không gỡ bỏ các phát ngôn gây thù hận trên nền tảng của họ trong vòng 24 tiếng đồng theo yêu cầu của nhà chức trách. Mới đây, cảnh sát Đức đã đột kích nhà riêng của 36 đối tượng tình nghi đăng tải các phát ngôn gây thù hận hoặc những nội dung trái phép khác.
Luật pháp Đức cấm các phát ngôn gây thù hận. Theo tờ New York Times, các công dân nước này có thể bị tuyên phạt tới 5 năm tù giam nếu kích động hận thù sắc tộc. Chiến dịch này ban đầu chỉ nhằm vào các phát ngôn gây thù hận của phe cánh hữu, nhưng hiện chống lại cả những nội dung độc hại do phe cánh tả đăng tải và các hành vi quấy rối, ngược đãi do phân biệt giới tính.
Các nhà cung cấp mạng xã hội đang ra sức phản đối dự luật đề xuất của Đức. Họ bày tỏ lo ngại rằng, nếu được thông qua, văn bản này có thể khiến những người điều phối nền tảng mạng xã hội loại bỏ các nội dung không hẳn trái pháp luật nhằm tránh khoản phạt "khủng", lên tới 53 triệu USD.
Một số chuyên gia cũng hoài nghi tính hợp hiến của dự luật nói trên và e ngại nó có thể vi phạm một số quyền tự do ngôn luận của công dân.
Hiện dư luận đang theo dõi sát sao các diễn tiến liên quan đến việc phê chuẩn dự luật trên ở Đức.
Rõ ràng là các nền tảng mạng xã hội đông người dùng nhất thế giới như Facebook và Twitter đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng với phát ngôn gây thù hận và tin tức giả mạo. Điều các công ty này có thể và nên làm hiện còn là câu hỏi khó hơn nhiều và không dễ gì giải đáp được.
Tuấn Anh(Theo Engadget)
DN, người dùng cần chung tay lành mạnh hóa môi trường mạng XH
Ông Lê Quang Tự Do cho rằng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội và người dùng cần phải chung tay, chia sẻ trách nhiệm cùng cơ quan quản lý nhà nước để lành mạnh hóa môi trường mạng.