- Sau khi ly hôn,ồngcũkhôngchịugiúptôichữabệlịch đá bóng đá hôm nay vợ chồng tôi mỗi người nhận nuôi một người con. Vậy nên không ai phải phụ cấp cho ai. Tuy nhiên vừa rồi con út do tôi nuôi bị bệnh, phải chạy chữa khá nhiều tiền, một mình tôi lo không xuể. Tôi đã gọi điện thông báo để chồng cũ phụ giúp mình.
Chồng đối xử tệ bạc với vợ nhưng không chịu ly hôn
Lương tối thiểu vùng áp dụng từ 1/1/2019
Biết tin, chồng cũ của tôi nói mỗi người lo nuôi một đứa thì phải có trách nhiệm với đứa đó. Anh ta chỉ có thể mua quà sang thăm cháu được thôi. Tôi rất bất lực, lo lắng và không bằng lòng về chuyện đó. Xin hỏi có cách nào buộc chồng cũ phải trả một phần tiền chữa bệnh cho con không?
Ảnh minh họa |
Trước hết, chúng tôi xin khẳng định, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng cho người con đang bị bệnh, bởi:
Theo nội dung bạn cung cấp, vì bạn và chồng cũ mỗi người nuôi một người con nên hai bên đã thoả thuận không ai phải phụ cấp cho người con còn lại không sống chung với mình.
Thực chất, bạn và chồng bạn vẫn cấp dưỡng cho người con còn lại nhưng nghĩa vụ cấp dưỡng của hai người được ngầm định là bù trừ cho nhau khi mỗi người đều nuôi một đứa con. Bởi lẽ việc mỗi người trực tiếp nuôi một người con không làm mất đi các quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục với người con mà mình không trực tiếp nuôi.
Về chế định cấp dưỡng, theo quy định tại khoản 20, khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ mà cha/mẹ phải thực hiện để nuôi con một cách “gián tiếp” nhằm đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho người con không sống chung với mình.
Việc khám, chữa bệnh là một trong những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con mà cha/mẹ phải đảm bảo thực hiện. Nghĩa vụ này được quy định cụ thể tại Điều 110 Luật HN&GĐ 2014 cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật HN&GĐ 2014. Trường hợp có lý do chính đáng, các bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi mức cấp dưỡng cho phù hợp, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết theo Điều 117 Luật HN&GĐ 2014.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, lý do chính đáng là con chung của bạn và chồng cũ của bạn bị bệnh nặng, việc khám, chữa bệnh là nhu cầu thiết yếu và bạn không thể trang trải nổi chi phí, trong khi đó chồng cũ của bạn có nguồn thu nhập ổn định, khả năng thực tế đảm bảo thì có thể thỏa thuận với bạn về việc tăng mức cấp dưỡng cho người con bạn đang nuôi hoặc hỗ trợ một phần chi phí chữa bệnh cho con.
Trường hợp chồng bạn có khả năng tài chính, kinh tế mà vẫn nhất quyết từ chối cấp dưỡng cho con thì bạn có thể yêu cầu tòa án buộc chồng cũ của bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thực tế, vấn đề chăm sóc con sau ly hôn không phải và không nên là cuộc chiến pháp lý giữa vợ, chồng cũ với nhau về việc ai sẽ chăm sóc, ai sẽ cấp dưỡng và cấp dưỡng bao nhiêu mà cả hai nên ngồi lại nói chuyện với nhau để hiểu được hoàn cảnh của nhau nhằm tìm ra phương án phù hợp nhất để đảm bảo cuộc sống, sức khỏe và tinh thần cho con.
Mặc dù bạn và chồng cũ đã ly hôn nhưng đây vẫn là con của hai người, do vậy xét về pháp lý lẫn đạo đức chồng bạn phải có trách nhiệm với người con của mình.
Trên đây là những nội dung tư vấn của chúng tôi, hi vọng bạn sớm giải quyết được sự việc và cháu bé mau chóng khỏi bệnh.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công, Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Chồng ở nước ngoài, làm sao đòi tiền cấp dưỡng?
Vợ chồng tôi đã ly hôn được một năm, chồng tôi hiện nay đang làm việc tại Đức và nhập quốc tịch ở đó. Sau ly hôn, chồng tôi không gửi tiền cấp dưỡng nuôi con mới 5 tuổi, hai mẹ con tôi sống rất vất vả.