TheởngạilớnnhấtvớidoanhnghiệpFintechlàvấnđềpháplýnhận định benfica vso tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, thông tin được đưa ra tại Hội thảo Làng khởi nghiệp công nghệ tài chính (Fintech Village), tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam 2018) ngày 30/11/2018, tại Đà Nẵng cho thấy, thị trường Fintech Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với khoảng 100 doanh nghiệp Fintech hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán. Năm 2017, thị trường Fintech Việt Nam đạt mức 4,4 tỉ USD (dựa trên giá trị giao dịch). Tuy nhiên, hiện cũng còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làn sóng Fintech như rào cản về pháp lý, các doanh nghiệp Fintech chủ yếu tuổi đời khá trẻ, dưới 5 năm và việc xác định vấn đề cũng như cách giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp Fintech còn hạn chế;…
Xuất hiện muộn, phát triển nhanh
Fintech là một trong những lĩnh vực có sự phát triển sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Sự xuất hiện của làn sóng Fintech đã và đang đem lại hiệu ứng tích cực với người tiêu dùng và ngành dịch vụ tài chính bằng tư duy đổi mới sáng tạo, nhạy bén với nhu cầu người dùng.
Tại Việt Nam, các Fintech startup xuất hiện từ khoảng năm 2015 và nhận được nhiều quan tâm của người dùng trong lĩnh vực tài chính, các tập đoàn, ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước. Mặc dù xuất hiện không sớm, nhưng hiện Việt Nam cũng đã có khoảng 100 doanh nghiệp Fintech đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Trong đó thanh toán vẫn là lĩnh vực hoạt động chủ đạo của các doanh nghiệp Fintech. Theo nghiên cứu của Solidiance, tính đến hết năm 2017, thị trường Fintech Việt Nam đã đạt mức 4,4 triệu USD (dựa trên giá trị giao dịch) và dự kiến có thể đạt ngưỡng 7,8 tỉ USD vào năm 2020.
Theo Trưởng làng Fintech Vũ Mai Hảo, Fintech là một trong 8 làng công nghệ chủ chốt tại Techfest 2018, góp phần tạo ra cộng đồng công nghệ bền vững trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, cung cấp các nội dung chuyên sâu hơn về fintech với sự tham gia của các startups, diễn giả, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Fintech năm nay quy tụ các startup fintech với các sản phẩm rất đa dạng về công nghệ blockchain, lĩnh vực thanh toán, quản lý tài chính cá nhân, dịch vụ cho vay ngân hàng,… Việc kết hợp giữa startup Việt và startup quốc tế là điểm mới của Làng Fintech năm nay.
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, hiện có 26 tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ trong thời gian thanh toán. Thanh toán di động trở thành xu hướng với các công nghệ như mã QR/tiếp xúc trường gần NFC/số hóa thông tin thẻ (tokenization)/ví điện tử… Có 16 ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán QR Code, khoảng 30.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code, 78 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet, 41 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện việc phát triển thị trường Fintech Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề như hầu hết các công ty Fintech còn khá trẻ (dưới 5 năm) và ngay từ ban đầu họ gần như chưa xác định được vấn đề cần giải quyết cũng như cách thức giải quyết, Fintech phát triển dựa vào các trụ cột chính là vốn, thị trường, quy định chính sách, tuy nhiên, trở ngại lớn nhất hiện nay với các doanh nghiệp Fintech đó là vấn đề pháp lý. Thể chế quản lý hoạt động Fintech hiện chưa được đề cập tại bất kỳ văn bản pháp lý cụ thể nào, cũng chưa có quy định về đơn vị chuyên trách hỗ trợ, xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động Fintech.
Theo ông Phạm Trung Kiên, Phó Chủ tịch Viettel Telecom, vấn đề hạ tầng cũng là bài toán khó. Việc mở rộng chi nhánh, cây ATM đang là gánh nặng chi phí. Tại Việt Nam trung bình cứ 3 chi nhánh phục vụ 100.000 dân, 24 ATM phục vụ 100.000 dân, trong khi đó trung bình trên thế giới, 10 chi nhánh phục vụ 100.000 dân, 53 ATM phục vụ 100.000 dân. Và câu hỏi đặt ra là làm sao để người dân ở mọi tầng lớp đều được tận hưởng lợi ích của xã hội hiện đại?
Các đại biểu thảo luận về cơ chế chính sách phát triển Fintech. Ảnh theo Bộ KH&CN |