Sáng 4/6,ộtrưởngTNMTChuyểncơquanđiềutraxửlýviệckhaitháckhoángsảnsaiphéurawa reds đấu với cerezo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường.
Chuyển cơ quan điều tra xử lý việc khai thác khoáng sản sai phép
Trả lời đại biểu Lý Văn Huấn (đoàn tỉnh Thái Nguyên) về công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản, Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết, theo Luật Khoáng sản năm 2010 và Nghị định hướng dẫn của các bộ ngành, hoạt động khai thác khoáng sản được phân cấp quản lý mạnh ở địa phương, đặc biệt là vật liệu xây dựng. Bộ phân luồng kiểm tra cùng các bộ, ngành và địa phương.
Thời gian qua, Bộ TN&MT và các bộ, ngành liên quan đã tăng cường kiểm tra, giám sát cùng các địa phương. Qua 5 năm, Bộ đã có 12 cuộc thanh tra và 40 cuộc kiểm tra chấp hành về khoáng sản với tổng số 933 lượt giấy phép, phát hiện 258 tổ chức, cá nhân vi phạm, đã ban hành 258 quyết định xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền 30 tỷ đồng.
Qua thanh tra, kiểm tra, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhận thấy, các chủ dự án mỏ đã sai phạm về vi phạm công suất cho phép, khai thác ra ngoài ranh giới, hoặc khai thác nhưng không đảm bảo điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường. Theo Bộ trưởng, Bộ sẽ xử lý nghiêm các sai phạm này, nhất là sai phạm có tính liên tục, nối tiếp, sau đó sẽ chuyển sang cơ quan chức năng điều tra để xử lý nghiêm các vi phạm này.
Thời gian tới, dự thảo Luật Địa chất, khoáng sản sẽ phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương. Với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng cho biết, Bộ TN&MT sẽ tăng cường đội ngũ thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành và địa phương, thanh tra, xử lý để phát hiện sớm, xử lý sớm việc khai thác khoáng sản, đảm bảo không thất thoát, khai thác trái phép nguồn tài nguyên này.
Video: Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời về tình trạng sạt lở ĐBSCL
4 nguyên nhân gây sạt lở ĐBSCL
Nêu câu hỏi chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) cho biết, thời gian qua, tình trạng sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông đang bủa vây vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với mức độ phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất người dân trong vùng.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết đánh giá về công tác dự báo, dự phòng đối với vấn đề trên thời gian qua, đồng thời cho biết giải pháp ổn định môi trường sống khu vực này trong thời gian tới.
Về nội dung này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở khu vực ĐBSCL.
Thứ nhất, do cấu tạo nền địa chất, trầm tích khu vực ĐBSCL còn non trẻ so với tất cả vùng đồng bằng trên thế giới. Theo quan sát từ quan trắc và địa chất, hiện nay vùng này vẫn đang tự lún, phễu lún đo được tình trạng sụt lún từ 2005 đến 2017, có vùng lún 5cm.
Thứ hai, lượng phù sa đổ về khu vực ĐBSCL những năm gần đây giảm rất lớn, gây thiếu hụt nguồn phù sa bồi đắp.
Thứ ba, trong quá trình phát triển chúng ta xây dựng các khu đô thị, các khu dân cư, nuôi trồng thuỷ sản đã tăng tải trọng, lấn chiếm dòng sông, thay đổi dòng chảy.
Nguyên nhân thứ tư được Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu ra là tình trạng khai thác cát trái phép. Việc khai thác lậu, khai thác không có giấy phép, khai thác trái phép rất nguy hiểm, gây sạt lở dòng sông, nhất là khai thác khu vực gần bờ.
“Cùng với đó, việc khai thác có phép nhưng khai thác gần bờ, khai thác quá chiều sâu quy định cũng rất nguy hiểm. Theo báo cáo của các địa phương, việc dùng vòi hút vô tội và mà không quản lý được, rồi tình hình thuỷ triều của khu vực ĐBSCL lớn hơn so với những khu vực khác... Những nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng sạt lở, sụt lún khu vực ĐBSCL”,Tư lệnh ngành tài nguyên - môi trường nhấn mạnh.
Về giải pháp, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, hiện Bộ TN&MT được Thủ tướng giao đánh giá về trữ lượng cát, sỏi lòng sông vùng ĐBSCL. Qua đó, cơ quan chức năng sẽ biết được tổng thể về cát, sỏi để có quy hoạch, khai thác phù hợp.
Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương cần quy hoạch, rà soát, sắp xếp, bố trí lại dân cư vùng sạt lở để hạn chế việc san lấp, lấn chiếm lòng sông, bờ sông, làm thay đổi dòng chảy, vì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sạt lở sông ở khu vực ĐBSCL.
Đồng thời, cơ quan chức năng phải nâng cao cảnh báo, dự báo tình trạng sạt lở, sụt lún khu vực ĐBSCL. Hiện nay, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thuỷ văn cảnh báo bằng bản tin trong thời gian 10 ngày, một tháng/lần.
PHẠM DUY