- Đó là chia sẻ của bà Khoàng Thị Thanh Nga,ôngnênkéonhauđitìnhnguyệnquáđôthứ hạng của giải ngoại hạng ireland Bí thư Tỉnh đoàn Lai Châu trước thực tế nhiều đoàn tình nguyện đến hỗ trợ vùng sâu, vùng xa nhưng kéo nhau đi quá nhiều khiến địa phương khổ sở để tiếp đón, lo ăn ở.
Nhiều hạn chế được trao đổi thẳng thắn tại Hội nghị tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện 2016. Ảnh: Thanh Hùng, |
Tại Hội nghị tổng kết Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè 2016 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, bà Nga thành thật: “Nếu đi tình nguyện đến với cơ sở 30-40 người thực sự gây khó cho địa phương. Như với tỉnh Lai Châu chúng tôi, khi các đoàn đến đông như vậy cũng gây khó khăn cho các vì phải đón tiếp, lo ăn ở cho các đoàn. Để các đoàn đến mà không hỗ trợ được thì cũng là cái khó của chúng tôi”.
Bà Nga chia sẻ như vậy bởi Lai Châu là địa bàn địa bàn hiểm trở xa xôi, kinh tế khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số rất đông. Theo bà Nga, đó cũng là thực trạng tương tự với các địa phương khó khăn.
Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Phi Long, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chỉ đạo các đoàn tình nguyện có thể tự quyết định số người đi tuy nhiên cần phải xem xét và có hoạt động phù hợp. Ngoài ra phải bỏ thói quen cũ và phải tự lo từ A-Z như ăn uống, ngủ nghỉ,… để tránh đi tình nguyện mà gây khó cho địa phương.
Tại hội nghị, ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn chỉ đạo hoạt động thanh niên tình nguyện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị có đội hình tình nguyện và đơn vị tiếp nhận. Các chiến dịch, chương trình tình nguyện hè cần có nội dung, kế hoạch, đội hình cụ thể. Đặc biệt cảnh giác, phòng trừ ảnh hưởng khi xảy ra thiên tai,...
Ngoài ra, yêu cầu đặt ra cho chiến dịch tình nguyện hè là tính thiết thực, bền vững, tính lan tỏa. Do đó, nếu địa phương, đơn vị nào chưa thấy những đặc trưng này rõ nét thì cần xem xét, điều chỉnh lại.
Thanh Hùng