- Tại chuyến đi thực tế thăm và kiểm tra mô hình thư viện phụ huynh tại Thái Bình ngày 26/9,ộtrưởngGiáodụcMởcổngtrườngđểgiáodụchọtl bd hom nay Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã chia sẻ những suy nghĩ của mình đối với việc đọc sách của học sinh.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nghe học sinh nói chuyện đọc sách ở thư viện |
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Thư viện trường học đã có từ lâu, nhưng hiệu quả hoạt động không như mong muốn, chưa tương xứng với đầu tư. Tôi cảm thấy phải tìm hiểu, cần có một mô hình thư viện trường học khác với mô hình hiện có”.
Với học sinh tiểu học, chúng tôi chưa đặt ra vấn đề đọc sách để tự học. Nhưng các em cần phải đọc để tạo thói quen đọc sách, để bồi dưỡng tâm hồn. Đọc sách sẽ giúp các em có năng lực cảm thụ và sự rung động tâm hồn.
Việc dạy người chỉ có thể thông qua dạy chữ. Nếu tạo thói quen biết đọc, có nhu cầu đọc, muốn đọc, đọc cảm thấy hay, đọc có chủ đích… sau này các em sẽ có kỹ năng tự học.
Từ đọc sách, việc dạy các em giữ gìn sách cũng giáo dục các em nhiều điều”.
Về mô hình tủ sách phụ huynh đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Thái Bình, ông Luận cho rằng “cái gì chúng ta nghĩ ra đưa vào các quyết định hành chính hoặc sẽ có sức sống, hoặc không sống được, nhưng cái gì được người dân thừa nhận sẽ có sức sống lâu dài”.
Ông Luận nhấn mạnh trong chủ trương lớn xã hội hóa giáo dục, việc đóng góp tiền nong không phải là chủ yếu, mà là sự tham gia của xã hội góp phần cho giáo dục phát triển. Việc phát huy một cách có hiệu quả nhất thư viện, hình thành cho học sinh thói quen, kỹ năng đọc sách là một trong những mục tiêu của giáo dục đào tạo. Mục đích còn là để đổi mới cách dạy, cách học chuyển từ truyền thụ kiến thức một chiều sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, và góp phần vào việc thay đổi quan niệm của cả học sinh, giáo viên trong việc dạy và học.
“Trước đây bố mẹ dẫn con đến trường và “trăm sự nhờ thầy”. Bây giờ cả xã hội tham gia vào việc giúp học sinh hình thành năng lực phẩm chất. Đồng thời, nhà trường tham gia xây dựng cộng đồng tốt đẹp.
Sự tham gia của phụ huynh, của xã hội vào việc đọc sách có nhiều ý nghĩa. Chúng ta “mở cổng trường” để các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh. Đồng thời “mở cổng trường” để các em tham gia vào các hoạt động của làng quê, thôn xóm”.
“Việc tạo cho học sinh thói quen đọc sách còn có ý nghĩa ở chỗ: Giáo dục đang chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, chuyển từ “dạy học” sang “dạy tự học” – ông Luận khẳng định.
“Văn hóa đọc có ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi cách thức giáo dục trong nhà trường, từ đó cũng góp phần to lớn, bền vững vào việc nâng cao văn hóa đọc trong xã hội, từ đó văn hóa ứng xử, văn hóa tranh luận, văn hóa bảo vệ, tiếp thu… cũng sẽ được phát huy.
Chúng ta mở rộng không gian dạy và học không phải chỉ ở trên lớp, không phải chỉ ở giảng đường mà trong thư viện, ở nhà và các không gian khác trong và ngoài giờ học. Trên cơ sở đó tạo thói quen đọc sách, học tập, học tập suốt đời, học tập mọi nơi, mọi lúc, học mọi đối tượng”.
Ông Luận cũng cho biết Bộ GD-ĐT sẽ có chương trình phối hợp với các bộ ngành liên quan và các nhà xuất bản để có thể tổ chức tủ sách phụ huynh và thư viện trường học tốt hơn. “Các nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình tủ sách phụ huynh nói riêng và thư viện trong trường học nói chung có thể làm cho phong trào đọc, văn hóa đọc của học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục được nâng cao. Trên cơ sở đó, để góp phần nâng cao văn hóa đọc chung của toàn xã hội”.
Ngân Anh
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ để “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc sách hay” sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới. |
Tủ sách phụ huynh đầu tiên được anh Nguyễn Quang Thạch (Chương trình Sách hóa nông thôn) xây dựng và đặt tại trường THCS An Dục (Thái Bình). Tới tháng 1/2014, mô hình này đã được Sở GD-ĐT Thái Bình nhân rộng ra toàn tỉnh. Tới nay, đã có hơn 4 nghìn tủ sách phụ huynh được xây dựng tại địa phương, mỗi học sinh đọc ít nhất 5 đầu sách/năm học, nhiều gấp 5 lần trước đây. Tại nhiều trường học, mỗi học sinh đọc 20 – 30 đầu sách /năm học. |