Tencent và Alibaba: Những ông trùm đầu tư của Trung Quốc_lazio vs juventus

Rất khó từ chối đề nghị từ Tencent và Alibaba

10 năm trước,àAlibabaNhữngôngtrùmđầutưcủaTrungQuốlazio vs juventus Xie Guomin đã bắt tay vào xây dựng một dịch vụ nghe nhạc trực tuyến tại Trung Quốc. Mất hơn 8 năm vất vả để xin cấp phép được sử dụng hàng nghìn bài hát, Xie đã thành công trong việc xây dựng một thư viện âm nhạc cho ứng dụng với thị phần lớn nhất nội địa. Tuy nhiên, trong năm 2016, Xie đưa ra quyết định khá bất thường cho một công ty đang dẫn đầu thị trường: vị CEO đã ký kết vào thương vụ sát nhập với tỷ lệ 50 - 50 với một đối thủ nhỏ hơn và kém thành công hơn nhiều. Công ty của Xie, China Music, có lợi nhuận và số lượng người dùng nhiều gấp đôi đối tác của nó, QQ Music.

Thực tế là Xie và đối tác cổ phần của mình, Shan Weijian, Chủ tịch và CEO của công ty đầu ty từ Hồng Kông PAG, không có nhiều sự lựa chọn. QQ Music được sở hữu bởi Tencent Holdings, đại gia Internet của Trung Quốc. Sẽ có thời điểm các bản quyền mà China Music tốn nhiều công sức để thu thập phải gia hạn, và Xie biết chắc Tencent có thể dễ dàng trả giá để vượt qua công ty của ông nhằm nắm các bản quyền đó.

Tại thời điểm vụ sát nhập, Xie chia sẻ: "Chúng tôi hiện có nhiều người dùng hơn Tencent. Nhưng nếu họ muốn tham gia cuộc đấu, và nếu họ không bận tâm về vấn đề tiền bạc, họ có thể điều khiển thị phần của mình nhanh chóng. Họ có thể trả gấp 10 lần chúng tôi cho các bài hát". Rất ít người có thể từ chối đề nghị từ Tencent hoặc đối thủ lớn nhất của nó, Alibaba. Hai hãng lớn có nguồn tiền lớn thừa sức đánh bại mọi công ty ở Trung Quốc, nhờ vào cổ phiếu giá cao và giá trị vốn hóa thị trường khoảng 400 triệu USD, cùng nhiều ưu thế khác.

Trong khi đó, hai công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, Tencent tập tung vào social media và game, Alibaba thống trị thương mại điện tử, đang ngày càng theo sát nhau để tranh giành các cơ hội đầu tư. Kết quả là một cuộc đấu điên cuồng giữa hai trong số những công ty giàu và tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới để dẫn đầu trong các ngành từ AI cho đến nội dung phim ảnh, giao đồ ăn tới công nghệ tài chính và nghiên cứu gen tới nhận diện giọng nói. Có thể nói, họ đang chuyển dịch từ kinh doanh công nghệ sang công ty đầu tư quy mô lớn.

Cùng tiêu tốn hàng tỷ USD cho các thương vụ mua bán, sát nhập

Cả hai công ty đều tiêu tốn hàng tỷ USD vào các vụ mua bán sát nhập đình đám trong những năm gần đây. Alibaba trả 4,7 tỷ USD cho công ty trình duyệt UCWeb vào năm 2014 và Tencent chi 8,6 tỷ USD vào Supercell, nhà sản xuất Thụy Điển của những game như Clash of Clans. Ngoài những thương vụ tiêu điểm nói trên, cũng có những bản hợp đồng mua bán nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn. Hơn 50 startup và doanh nghiệp nhỏ đã về tay Alibaba với giá khoảng 1,72 tỷ USD từ 2013; còn Tencent bỏ ra khoảng 780 triệu USD trong cùng khoảng thời gian. Con số này chỉ thống kê 50 thương vụ nhỏ nhất mà các công ty này thực hiện từ năm 2013.

Có lúc Tencent và Alibaba cùng quan tâm tới một vài công ty. Nhưng đa phần, họ là những đối thủ quyết liệt. Chính từ sự cạnh tranh chiếm lĩnh toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, họ đang định hướng sự sáng tạo cải tiến, khi đưa ra quyết định ai sẽ thành công, còn ai không.

Với quyền lực thị trường và văn hóa đầu tư công nghệ "được ăn cả, ngã về không" của thị trường đông dân nhất thế giới, những người đầu tư vào cổ phiếu của Alibaba và Tencent đương nhiên được hưởng lợi. Nhưng đó là tin xấu cho các nhà đầu tư còn lại. Có lẽ công ty đầu tư duy nhất ngoài Trung Quốc đặt được bước chân gần nhất bên cạnh các gã khổng lồ là SoftBank, ngân hàng tới từ Nhật Bản, hiện giữ quỹ đầu tư 100 tỷ USD Vision Fund. Nhưng kể cả SoftBank cũng không thể nào có nguồn tài chính, quyền lực thị trường và hiệu ứng lan tỏa mà Alibaba và Tencent sở hữu.

Các nhà phân tích nhận định sự thống trị của Alibaba và Tencent đem lại nhiều hệ quả, đặc biệt tới sự sáng tạo và cạnh tranh ở Trung Quốc. "Họ đang nắm quá nhiều quyền lực, dẫn đến sự kiềm nén của thị trường. Điều đó không hề có lợi", nhận xét từ Kai Fang, Giám đốc quản lý của China Renaissance, một ngân hàng thương mại chuyên trách các thương vụ kỹ thuật có trụ sở tại Bắc Kinh.