Trong đó,ốbàibáocôngbốquốctếcủaViệtNamtăngmạbxh bd my số công trình công bố của các cơ sở giáo dục ĐH năm 2020 (tính đến ngày 10/12/2020) là 16.346 (chiếm 94,3% trong cả nước).
Đây là số liệu được tổng hợp từ báo cáo của 243 cơ sở đào tạo và 38 viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ trên toàn quốc trong năm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020.
Nếu xét riêng đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ GD-ĐT, số lượng bài báo quốc tế trong danh mục ISI, SCI, SCIE là sản phẩm của các đề tài, dự án, chương trình KH&CN cấp Bộ đã tăng đáng kể, trung bình 25%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.
Riêng năm 2020, Bộ GD-ĐT xét thưởng cho 2.412 bài báo ISI xuất bản năm 2019 với tổng kinh phí 8 tỷ đồng.
Bộ GD-ĐT đánh giá, trong số này có nhiều công trình nghiên cứu nổi bật, được chuyển giao và ứng dụng thực tiễn mang lại hiệu quả cao.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Tuy nhiên, nguồn lực tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, nguồn ngoài ngân sách chiếm tỷ lệ thấp.
Bên cạnh đó, ngân sách cho khoa học và công nghệ nhà nước cấp cho Bộ GD-ĐT luôn ở mức thấp về số tuyệt đối và mối tương quan với nhu cầu hỗ trợ nghiên cứu và tiềm lực và nhân lực khoa học và công nghệ của các trường ĐH trực thuộc.
Bộ GD-ĐT hiện quản lý trực tiếp 43 đơn vị. Trong đó có 3 đại học vùng (với 21 trường ĐH và đơn vị trực thuộc), 34 trường ĐH, học viện, 3 trường CĐ sư phạm và 3 viện nghiên cứu. Các đơn vị này đều hoạt động đa ngành, đào tạo và nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực. Đội ngũ giảng viên chiếm số đông trong lực lượng làm công tác nghiên cứu với 184 Giáo sư, 1.947 Phó Giáo sư, 5.557 tiến sĩ, 13.825 thạc sĩ. |
Thanh Hùng
Muốn tự chủ đúng nghĩa, hiệu trưởng phải 'vượt rào'?
Hiệu trưởng nhiều trường đại học đang thực hiện tự chủ sử dụng những so sánh, ví von mạnh mẽ khi chia sẻ về công việc đang làm.