Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Từ ngày 28-6 đến 2-7,ệtNamthamdựHộinghịNgoạitrưởkqbd daegu Bộ trưởngNgoại giao Phạm Bình Minh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lầnthứ 46 (AMM 46), các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với các đối tác(PMC), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vựcASEAN lần thứ 20 (ARF20) tại Brunei.Đây là Hội nghị cấp Bộ trưởngNgoại giao quan trọng nhất trong năm của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác,có nội dung chính là kiểm điểm và định hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác ASEAN,giữa ASEAN với các đối tác, đồng thời trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vựccùng quan tâm.
Ngoài ra, Hội nghị Bộ trưởngNgoại giao Hạ nguồn Mekong-Mỹ (LMI) lần thứ 6, Hạ nguồn Mekong và những ngườibạn (FLM) lần thứ 3, Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Nhật Bản lần thứ 6, Hội nghị Bộ trưởngMekong-Hàn Quốc lần thứ 3 và Hội nghị Bộ trưởng hợp tác sông Hằng - sông Mekong(MGC) lần thứ 7, cũng đồng loạt được tổ chức cùng thời điểm Hội nghị Ngoại giaoAMM46 diễn ra.
Dự kiến nội dung thảo luận củaHội nghị Bộ trưởng LMI sẽ tập trung kiểm điểm hoạt động hợp tác trên 6 lĩnh vựctrụ cột là môi trường và nước, y tế, giáo dục, kết nối, an ninh năng lượng,nông nghiệp và an ninh lương thực, từ đó đưa ra phương hướng và hoạt động trongthời gian tới.
Hội nghị cũng sẽ thảo luận về cáccơ hội và thách thức trong hợp tác hai lĩnh vực là môi trường và kết nối. Hộinghị Bộ trưởng FLM sẽ đánh giá các hoạt động hợp tác trong thời gian qua vàthảo luận về cơ hội, thách thức trong vấn đề quản lý nguồn nước chung ở khu vựcMekong.
Hội nghị Bộ trưởng Mekong - NhậtBản tập trung đánh giá kết quả triển khai "Kế hoạch hành động Mekong-NhậtBản nhằm hiện thực hóa Chiến lược Tokyo" cho giai đoạn 2013 - 2015 theo 3trụ cột hợp tác: Tăng cường kết nối trong khu vực Mekong và giữa Mekong với cácnước bên ngoài; Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Nhật Bản và các nướcMekong; Hợp tác về môi trường và an ninh con người, đồng thời cập nhật bản kếhoạch hành động.
Hội nghị sẽ thảo luận về một sốvấn đề quốc tế và khu vực. Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Hàn Quốc tập trung rà soátnhững tiến triển trong hợp tác Mekong-Hàn Quốc và thảo luận về định hướng hợptác thời gian tới. Hội nghị cũng sẽ thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực.Hội nghị sẽ thông qua việc thành lập Quỹ hợp tác Mekong-Hàn Quốc và "Điềukhoản tham chiếu" của Quỹ.
Hội nghị Bộ trưởng MGC sẽ rà doáttình hình triển khai trong các lĩnh ưu tiên là văn hóa, giáo dục, du lịch vàgiao thông liên lạc. Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao các nước cũng sẽ tậptrung trao đổi và thống nhất phương hướng triển khai của hợp tác MGC trong thờigian tới.
Sự tham gia của Việt Nam tại cácHội nghị giúp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng củatiểu vùng như: Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, mở rộng quan hệ hợp tác với Australia, NewZealand, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... Ngoài ra,thông qua các cơ chế hợp tác này sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị của ViệtNam với các nước Mekong khác, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tácphát triển đối với các dự án phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghịAMM 46 và các Hội nghị liên quan nhằm củng cố đoàn kết, hợp tác ASEAN, tăngcường vai trò chủ động, trách nhiệm của ASEAN đối với hòa bình, an ninh khuvực; giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN trong tình hình mới, thúc đẩy quan hệhợp tác với các đối tác, cùng đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển ởkhu vực, đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa vai trò và vị thế của Việt Nam.
Theo TTXVN