Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV,ốchộichoýkiếnvềdựánluậtđặckhuhànhchíkết quả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay sáng 11/9. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Sáng 11/9, Phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự án Luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt.
Kết luận buổi thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, về phạm vi điều chỉnh, thống nhất giữ lại phương án dự án Luật này điều chỉnh chung cho cả ba đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Dự thảo Luật đề xuất xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo hướng không tổ chức cấp chính quyền địa phương (không tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân).
Tại các đơn vị này, chính quyền địa phương là Trưởng Đơn vị vị hành chính kinh tế đặc biệt, có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế-xã hội trên địa bàn đơn vị vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Trưởng Đơn vị vị hành chính kinh tế đặc biệt, các cơ quan khác của Nhà nước ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt chịu sự giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và của Hội đồng Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân, các Ban của Hội đồng Nhân dân và đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Nhấn mạnh về tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là vấn đề lớn, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị trong ba phương án, giữ hai phương án để trình ra Quốc hội tiếp tục thảo luận, gồm phương án như Chính phủ trình và cho rằng phương án này thể hiện tính "đặc biệt" về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đơn vị đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt. Phương án hai đề nghị quy định Trưởng đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt là đại diện của chính quyền cấp tỉnh tại đơn vị đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Về cơ chế chính sách đặc thù, các ý kiến tán thành cần có cơ chế chính sách có chính sách vượt trội, đột phá để tạo sức hút, sức cạnh tranh ở khu vực và quốc tế; tạo ra động lực phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên cần lưu ý chính sách về đầu tư, về đất đai cần nghiên cứu ở mỗi đơn vị có những điều kiện khác nhau về thời hạn giao đất, chính sách thuế...
Về chính sách riêng cho từng đơn vị hành chính đặc thù, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu thêm để làm nổi trội hơn đối với từng đơn vị và tránh sự trùng lắp, tạo sự cạnh tranh nội bộ giữa các đơn vị đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Về áp dụng pháp luật nước ngoài đối với các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, các ý kiến tán thành phương án hai trong Điều 6 của dự án Luật. Theo đó, nhà đầu tư được thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài đối với hợp đồng đầu tư, thương mại, dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp, nhiều ý kiến tán thành phương án tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức như: Trọng tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế;Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập; Tòa án Việt Nam; Tòa án nước ngoài có thẩm quyền…
Về các cơ quan khác của Nhà nước như: Quân đội, Công an, Thuế, Hải quan, Bảo hiểm…, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị có đề án rất cụ thể trên cơ sở không chỉ áp dụng riêng luật này cho tất cả mọi quan hệ xã hội, mọi chủ thể ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt mà còn áp dụng các luật khác trong hệ thống pháp luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, trước đó, ngày 6/9/2017, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt theo Tờ trình của Chính phủ.
Tại phiên họp, ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đồng thời cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, để bảo đảm có đầy đủ cơ sở pháp lý trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua, , các bước về quy trình và hồ sơ phải được tiến hành đồng bộ với nhiều công việc khác có liên quan, cụ thể là: xây dựng Đề án thành lập đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt trình Quốc hội; xây dựng các đề án bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt...
Dự kiến tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự án luật này./.
Theo TTXVN