Báo cáo tại Hội nghị giao ban trực tuyến về an toàn thực phẩm ngày 28/11,àNộiduytrìbảođảmantoànthựcphẩmthứcănđườngphốkqbd nu uc Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết thành phố hiện có hơn 76.800 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Trong đó, có 10.330 cơ sở sản xuất thực phẩm; 25.464 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 35.328 cơ sở dịch vụ ăn uống; 5.685 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố; 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 24 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, 718 điểm giết mổ thủ công, 454 chợ, 141 siêu thị, 25 trung tâm thương mại, 5.044 ha trồng rau an toàn được quản lý, giám sát.
10 tháng đầu năm 2023, thành phố duy trì công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại 100% các phường, thị trấn; 60 tuyến phố văn minh bảo đảm an toàn thực phẩm. Tất cả quận, huyện, thị xã đã triển khai hơn 1.430 lượt kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai của các xã, phường, thị trấn về công tác an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Thành phố duy trì và nhân rộng mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bữa cỗ tập trung đông người để chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn với 440 xã, phường, thị trấn/20 quận, huyện, thị xã.
Theo Sở Y tế Hà Nội, đến nay có gần 65.400 bữa cỗ được giám sát, tư vấn. Kết quả giám sát các tiêu chí an toàn thực phẩm được cải thiện. Tổ giám sát đã tư vấn, giám sát 100% các bữa cỗ tổ chức tư vấn hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các gia đình tổ chức bữa cỗ tập trung đông người và 31.112/31.112 bữa (đạt 100%) được ký cam kết về an toàn thực phẩm.
Hoàng Linh
Mối nguy hiểm từ thức ăn đường phốThức ăn đường phố là nét văn hóa ẩm thực nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm.