UBND tỉnh Bình Phước vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế,ìnhPhướcthốngnhấtmẫuthôngtinthanhtoánviệnphíkhôngdùngtiềnmặkết quả tỷ số bóng đá hà lan Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Văn bản nhằm đảm bảo mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt đến cuối năm 2022 đối với ngành Y tế theo Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 12/5/2022 của UBND.
Theo kế hoạch của Bình Phước, 50% bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số; lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán viện phí và các giao dịch khác. Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các bệnh viện, cơ sở y tế của Bình Phước cần đạt 50%.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán trên địa bàn tỉnh để thống nhất mẫu thông tin, phương án thanh toán không dùng tiền mặt đối với viện phí và các khoản thu dịch vụ y tế để triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại các bệnh viện, cơ sở y tế; đảm bảo đạt mục tiêu theo Kế hoạch số 139.
Sở Thông tin và Truyền thông được giao phối hợp Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các bệnh viện, cơ sở y tế; bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt; kiểm tra tiến độ thực hiện và báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 30 hằng tháng.
Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí của tỉnh; Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp theo Kế hoạch số 139.
Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế trực thuộc tích cực, tăng cường triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thu viện phí và các dịch vụ y tế; sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các phương thức: mã vuông QR (chuyển khoản/thanh toán), qua website (chuyển khoản/thanh toán), Mobile Money và thẻ (POS); tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý bệnh viện, cơ sở y tế.
Ngoài ra cần bố trí đầu mối, nhân lực hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân, các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí và các dịch vụ y tế; tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt của đơn vị mình. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức thiết thực để vận động, khuyến khích người dân tham gia việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Anh Hào