Nhiều ngành công nghiệp đang rơi vào khủng hoảng do nguồn cung chip thiếu thốn. Không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch cung ứng và sản xuất,ôtôsắpmuacủabạncóthểđắthơtỷ lệ kèo 888 tình trạng còn góp phần khiến giá sản phẩm đắt hơn, gây thiệt thòi cho người dùng.
Khởi đầu từ ngành công nghiệp xe hơi, tình trạng khan hiếm chip đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân chính.
Ngoài việc khiến nền kinh tế suy thoái, dịch bệnh cũng phá vỡ chuỗi cung ứng hàng hóa, thay đổi thói quen mua sắm. Một số lý do cũng dẫn đến tình trạng thiếu chip như lệnh trừng phạt của Mỹ lên các hãng công nghệ Trung Quốc, thời tiết khắc nghiệt tại một số khu vực.
Trong khi nhiều hãng xe hơi phải cắt giảm đơn đặt chip, các công ty công nghệ chứng kiến nhu cầu tăng cao từ khách hàng.
Nhiều nhà máy xe hơi phải tạm dừng hoạt động do thiếu nguồn cung chip. Ảnh: Automotive News. |
Sản xuất xe hơi gặp khó vì thiếu chip
Những con chip không quá phức tạp hoặc đắt tiền. Tuy nhiên, chúng là thành phần thiết yếu trong nhiều sản phẩm, từ thiết bị nhà bếp đến đồ công nghệ. Với việc phần lớn chip được sản xuất bởi một số ít nhà cung cấp, các nhà phân tích cảnh báo tình trạng thiếu hụt có thể kéo dài đến hết năm.
Theo Goldman Sachs, 169 lĩnh vực công nghiệp tại Mỹ sử dụng công nghệ bán dẫn trong sản phẩm của họ. Ngân hàng này dự báo sản lượng chip máy tính có thể sụt giảm trung bình 20%, một số thành phần được sử dụng để sản xuất chip sẽ không đủ cho đến mùa thu năm nay, có thể kéo dài sang năm 2022.
Một chiếc xe hơi có trung bình 50-150 con chip, được sử dụng cho nhiều tính năng như hệ thống hỗ trợ người lái và điều khiển xe.
Khi đại dịch buộc nhiều hãng xe tạm đóng cửa nhà máy vào năm ngoái, nhà cung ứng đã phân bổ lượng chip dự phòng cho các hãng smartphone, laptop và máy chơi game. Đây là những sản phẩm chứng kiến nhu cầu tăng cao trong đại dịch.
Sau đó, nhu cầu mua xe hơi tăng trở lại với tốc độ nhanh hơn dự báo. Các hãng xe hơi liền tăng lượng đơn đặt chip. Tuy nhiên giờ đây, họ phải xếp sau những công ty smartphone, tablet và máy chơi game.
Nhiều nhà máy chip phải đóng cửa khiến tình trạng thiếu hụt trở nên tồi tệ hơn. Ảnh: AppleInsider. |
Ảnh hưởng trong nhiều tháng
Volkswagen, Ford, Fiat Chrysler hay Nissan đã phải điều chỉnh sản lượng xe vào tháng 1, tuy nhiên tình trạng thiếu chip khiến họ không thể đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Cuối tháng 4, hãng Mini thuộc BMW đã tạm ngừng một nhà máy sản xuất tại Anh trong 3 ngày do thiếu chip. Ford cũng cảnh báo tình trạng thiếu chip sẽ khiến sản lượng xe trong năm 2021 giảm khoảng 1,1 triệu chiếc, lợi nhuận có thể giảm 2,5 tỷ USD.
Theo hãng nghiên cứu IHS Markit, tình trạng thiếu chip khiến việc sản xuất 1,3 triệu xe hơi và xe tải trong quý I gặp khó khăn. Vào tháng 3, đã xảy ra một vụ hỏa hoạn tại nhà máy chip của Renesas Electronics ở Nhật. Thời tiết khắc nghiệt tại Texas (Mỹ) khiến nhà máy chip của NXP Semiconductors, Infineon và Samsung ở Texas (Mỹ) phải đóng cửa trong một tuần do mất điện khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
"Một tuần đóng cửa nhà máy sẽ gây tác động kéo dài nhiều tháng", IHS cho biết. Ngoài ra, vấn đề còn đến từ việc các hãng xe không có nhiều nguồn cung dự phòng.
Ví dụ, hãng chip TSMC của Đài Loan chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 80% vi điều khiển dùng trong xe hơi, quản lý các chức năng như đóng mở cửa sổ, phanh và đèn pha. TSMC đang đầu tư 100 tỷ USD vào công nghệ chip tiên tiến trong 3 năm tới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Samsung, Apple đang cố xoay xở
Không chỉ xe hơi, tình trạng thiếu chip còn ảnh hưởng đến các hãng điện tử. Trong buổi báo cáo tài chính ngày 29/4, Samsung cho biết sẽ cố gắng giảm việc thiếu chip và các bộ phận quan trọng, tình trạng có thể ảnh hưởng đến doanh số các sản phẩm như smartphone.
Cũng trong buổi báo cáo tài chính ngày 28/4, Luca Maestri, Giám đốc Tài chính Apple dự báo doanh thu quý hiện tại có thể thấp hơn 3-4 tỷ USD do "nguồn cung hạn chế". Một trong số đó liên quan đến tình trạng thiếu chip, được cho là ảnh hưởng đến việc sản xuất iPad và máy tính Mac.
Thiếu chip cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất iPad, máy tính Mac. Ảnh: Apple. |
"Covid-19 vẫn là mối lo lớn, nhưng không còn là nguyên nhân chính gây khó khăn nữa. Nguồn cung các linh kiện quan trọng, chẳng hạn như chip, đã trở thành thứ quan trọng cản trở việc xuất xưởng smartphone trong những quý tới", Ben Stanton, Giám đốc nghiên cứu của Canalysnhận định.
Với người dùng, tình trạng thiếu hụt chip có thể khiến giá sản phẩm tăng, ảnh hưởng đến túi tiền. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng giá các mặt hàng có thể tăng 1-3% do nguồn cung chip bị ảnh hưởng, đồng thời dẫn đến lạm phát tạm thời.
Theo JD Power, tình trạng thiếu chip đã đẩy giá xe trung bình tại Mỹ trong quý I lên 37.200 USD, cao hơn 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Áp lực từ chuỗi cung ứng đã thu hút sự chú ý của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Vào tháng 2, ông cho biết sẽ xoay sở 37 tỷ USD để giải quyết việc thiếu chip. Trong khi đó, Intel cũng đang đàm phán để sản xuất chip cho xe hơi trong 6-9 tháng tới. Trong thời gian chờ đợi, khó khăn vẫn sẽ tiếp diễn.
Theo Zing
Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang lo lắng về các nguy cơ liên quan đến chuỗi cung ứng chất bán dẫn.