Ông Lê Trường Tùng,ệunghềgiáocầncómộtlờithềkq bong da anh hom nay Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT đưa ý tưởng “Cần một lời thề cho nghề giáo - cũng như một cam kết về thiên chức của mình, về cái nghiệp mà mình lựa chọn”.
Thiên chức người thầy và lời thề Socrates
Ông Lê Trường Tùng cho rằng “Trong các ngành nghề của xã hội, chỉ có hai nghề được gọi là thầy, đó là thầy thuốc và thầy giáo. Một thầy thì hỗ trợ giữ gìn sức khỏe sinh mạng con người, còn một thầy nâng tầm người học để tạo dựng tương lai.
"Đã là thầy, lại còn cần phải có tâm, và là "tâm thầy" - một loại tâm đặc biệt" (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Khi ốm đau, mọi niềm tin đặt vào tay nghề và lương tâm nghề nghiệp của thầy thuốc - thầy thuốc dở thì bệnh nhân nguy. Khi học hành, mọi niềm tin đặt vào trình độ và lương tâm nghề nghiệp của thầy giáo - thầy giáo tồi thì tương lai mạt”.
Vì vậy mà “Đã đã thầy thì phải giỏi. Ngày xưa nếu thầy đi học cũng thi đi thi lại, cũng học làng nhàng - thì chẳng còn gì để mà hy vọng. Đã là thầy, lại còn cần phải có tâm, và là "tâm thầy" - một loại tâm đặc biệt”.
Theo ông Tùng, “Thầy thuốc khi vào nghề có Lời thề Hyppocrates - như một cam kết về thiên chức của mình, về cái nghiệp mà mình lựa chọn, vi phạm lời thề này thì không còn là thầy thuốc nữa. Cũng tương tự, cần một lời thề cho nghề giáo - cũng như một cam kết về thiên chức của mình, về cái nghiệp mà mình lựa chọn, vi phạm lời thề này thì không còn là nhà giáo nữa”.
Ông Tùng cho biết một số nhà giáo dục dự kiến gọi lời thề cho nghề giáo là Lời thề Socrates (Socrates Oath), mang tên nhà hiền triết Hy lạp Socrates (Σωκράτης Sōkrátēs) - người đã đặt ra nền tảng nghề nghiệp và đạo đức cho giáo dục từ 5 thế kỷ trước công nguyên.
Phác thảo “Lời thề Socrates” đối với nghề giáo được ông Tùng đưa ra như sau:
"Chọn giáo dục làm nghề của mình, tôi luôn luôn nhớ rằng tôi là một thành viên quan trọng góp phần vào tương lai của đất nước, của nhân loại, cho tương lai mà tôi chuẩn bị tất cả học sinh/sinh viên của tôi.
Tôi sẽ luôn tôn trọng đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với các đồng nghiệp, học tập kinh nghiệm của những người đi trước. Tôi sẽ không xấu hổ để nói là tôi không biết, luôn học hỏi nghiên cứu, tăng cường hợp tác, kiên nhẫn và khoan dung với người học và với đồng nghiệp.
Tôi sẽ không tham gia vào bất kỳ mối quan hệ nào, có bất cứ hành vi nào không thích hợp với đạo đức nhà giáo, đi ngược lại trách nhiệm nghề nghiệp duy nhất của tôi là vì người học, giúp họ có trách nhiệm với việc học tập, với sức khỏe và với hạnh phúc của bản thân họ.
Tôi sẽ chăm lo nuôi dưỡng một môi trường học tập lành mạnh, trung thực, an toàn, hỗ trợ người học để họ có thể phát triển hết mức khả năng hiện tại và tiềm năng tương lai. Trách nhiệm của tôi là chuẩn bị cho người học các tri thức, kỹ năng để trở thành công dân của một xã hội toàn cầu.
Tôi sẽ luôn nhớ rằng dạy học vừa là công nghệ, vừa là nghệ thuật, và việc truyền cảm hứng cho người học, phát triển tình cảm, tinh thần của người học cũng quan trọng như phát triển năng lực trí tuệ của họ. Vì lợi ích của mỗi người học, tôi sẽ sử dụng tất cả các tài nguyên hỗ trợ giảng dạy trong sự hiểu biết và niềm tin rằng mỗi chúng ta có cách thức học hỏi khác nhau, và tất cả mọi người đều có thể học hỏi.
Tôi sẽ luôn tôn trọng phẩm giá của người học và gia đình họ. Tôi sẽ không làm tổn thương bất cứ người học nào, và tôi sẽ bảo vệ tất cả những người học không bị tổn hại. Mọi người học đều xứng đáng có được nhiều cơ hội để ước mơ, để học hỏi và để thành công.
Tôn trọng và thực hiện lời thề này, tôi tin rằng tôi sẽ thực hiện được thiên chức nhà giáo mà tôi đã chọn, có một sự nghiệp vững chắc, được tôn trọng và được nhớ tới hiện nay cũng như sau này".
Theo ông Tùng, phác thảo này là gom góp thêm bớt từ các phiên bản Socratic Oath khác nhau, gồm trách nhiệm xã hội, trách nhiệm bản thân, phương thức ứng xử với đồng nghiệp, và đặc biệt là với người học - nhấn mạnh các quan điểm giáo dục hiện đại.
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Thề, hay không thề?
Ý tưởng này của ông Tùng nhận được nhiểu chia sẻ khác nhau.
Hiệu trưởng một trường lớn về đào tạo sư phạm nhận xét rằng “Đây là ý tưởng hay”.
Ông cho rằng ngày nay sự nhìn nhận về nghề giáo thực ra cũng không thay đổi so với trước, cho dù vai trò của người thầy đã có những khác biệt khi kinh tế xã hội phát triển.
“Mối quan hệ con người với con người, trong đó có quan hệ thầy – trò, đã bình đẳng hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, với tác động của công nghệ, đã tác động tới vai trò của người thầy. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới cũng sẽ hỗ trợ cho người thầy rất nhiều”.
“Nghề thầy giáo cũng giúp trẻ định hình nhân cách, quốc gia nào cũng tôn trọng vai trò của người thầy. Một lời thề - tuyên ngôn nghề nghiệp thực ra rất quan trọng. Nhưng trong nghề giáo có những vấn đề giải quyết chưa tới cội rễ. Chẳng hạn như Trường ĐH Y Hà Nội sinh viên tốt nghiệp ra hầu hết có việc làm. Còn nghề giáo bây giờ đào tạo ra khá nhiều, cử nhân sư phạm tìm việc khó khăn, từ đó làm cho tự trọng nghề nghiệp bị ảnh hưởng.
Nếu muốn có lời thề thật sự thiêng liêng phải đảm bảo nhiều mặt cho nghề giáo” – ông đưa ra quan điểm.
Nhà giáo Văn Như Cương lại cho rằng “không cần thiết phải thề”. “Ngành y có lịch sử nên họ giữ, những ngành khác không cần phải có. Nếu làm chỉ là hình thức”.
Ông Cương nhận định việc đọc lời thề sẽ không làm tăng ý thức của người vào nghề. “Một người thề còn có ý nghĩa, cả triệu người thề chỉ là một việc hình thức. Rồi xét tính đúng – sai của hành động như thế nào trong nghề giáo như thế nào, thế nào là vi phạm lời thề, khi trong nghề giáo có những ranh giới mong manh giữa các hành động. Ví dụ như nhà giáo nào cũng phải thề luôn yêu mến học trò, nhưng với hành động đánh học trò thì có là yêu mến không, khi có những người vẫn bảo thầy đánh trò cũng xuất phát từ tình thương?”…
Thầy giáo Trần Trung Huy, Trường Tiểu học Lai Vu (Kim Thành, Hải Dương) thì cho rằng “Lời thề xuất phát từ cuộc sống. Lời thề cao hơn lời hứa. Lời hứa lại cao hơn câu hẹn.
Lời thề chỉ là để nhắc nhở người thề cố gắng thực hiện đúng những gì mình đã hẹn”.
Dẫn sử sách xưa, anh Huy phân tích “Trong sử sách, có những lời thề sâu nặng khiến hậu thế khâm phục. Chẳng hạn như lời thề kết nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu Quan Trương. Nhưng họ cũng không làm đúng được tất cả, vì về sau họ vẫn chết khác ngày.
Nhưng lời thề vẫn được sử dụng, như trong quân đội.
Người ta thề vừa để làm theo, vừa để nếu vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng. Lời thề trong quân đội còn là để góp phần giữ vững chế độ của quân đội đó (Trung với Đảng, hiếu với dân…).
Nhưng trong các ngành nghề của xã hội thì không nên thề. Vì trái lời thề cũng có vấn đề gì nặng nề đâu”.
Với cách hiểu trên, anh Huy cho rằng nghề giáo không nên thề và không cần thề với ai cả. Sở dĩ vậy vì nhà giáo hành động theo cả trí tuệ lẫn tâm hồn. Mà chữ Tâm lại được đề cao hơn chữ Trí.
"Cái cơ bản tạo nên sự tin yêu của học trò chính là trái tim nhân hậu" (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
“Nếu không có tâm, nhà giáo sẽ làm việc khiên cưỡng, có tính toán và sòng phẳng. Điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp và học trò xa lánh. Sự coi thường của xã hội với bản thân nhà giáo, có lẽ đấy là một hình phạt thảm khốc.
Mặt khác, viên chức và nhà giáo đã có quy định về những việc không được làm, rồi quy định về đạo đức nhà giáo. Những quy định đó vừa có tác dụng như vật cản làm chậm lại những vi phạm của người hành nghề, vừa là để nhà giáo tự soi mình khi cần thiết. Còn cái cơ bản tạo nên sự tin yêu của học trò chính là trái tim nhân hậu”.
Bàn về lời thề trong nhà giáo, một giáo viên ngữ văn đã có hình ảnh so sánh rất thú vị: “Tình yêu là thiêng liêng, vậy mà người ta chỉ thề khi trái tim đang bốc lửa. Còn khi tình cảm nguội đi, người ta sẵn sang quên ngay lời ước hẹn… Nghề giáo là thầm lặng và chẳng ai thề, không phải đốt vì trái tim luôn có lửa!”.
“Nghề giáo là nghề đặc thù sáng tạo và giỏi lên nhờ tình yêu con trẻ. Vậy nên chưa phải có lời thề đối với nhà giáo” – anh Huy nói ý kiến của mình.
Ngân Anh