Nỗi trăn trở của Thủ tướng
Trong các phiên họp Chính phủ và tại các hội nghị,âuhỏicủaThủtướngvềcáchmạngcôngnghiệkết quả bóng đá quốc gia thụy điển diễn đàn đối thoại cùng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn trăn trở phải thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh mới, trong đó CMCN 4.0 với nòng cốt là nền kinh tế số và công nghiệp thông minh được coi là hướng đi phù hợp nhất với Việt Nam tại thời điểm này.
Chính vì vậy, trong phát biểu tại Hội thảo - Triển lãm quốc tế “Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017” mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Cuộc CMCN 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc nên không thể bỏ lỡ và cần chủ động nắm bắt”. Để nắm bắt được cuộc CMCN 4.0, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Việt Nam cần giải đáp được 3 câu hỏi lớn.
Một là, Việt Nam đang ở đâu?Xét trên tổng thể các nguồn lực quốc gia (dân số, nhân lực, tài nguyên, vị thế quốc gia cho tới địa chính trị…), Việt Nam có ưu thế hơn nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, đúng như Thủ tướng từng nói: “Một đất nước thu nhập có hơn 2.300 USD/người thì có gì mà quá phấn khởi? Năm 2018, Chính phủ quyết tâm tăng trưởng hướng tới chất lượng; năng suất lao động phải nâng lên, các chỉ số môi trường phải được cải thiện mới có ý nghĩa…”. Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu Việt Nam phải phấn đấu ứng dụng được những công nghệ mới nhất, phát triển công nghiệp thông minh; định hình vị thế quốc gia trong phát triển kinh tế số.
Hai là, các nước đang làm gì?Người xưa có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Do đó, Thủ tướng đề nghị phải học hỏi kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế số, công nghiệp thông minh, đặc biệt là những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc và các nước ASEAN; trong đó nêu rõ những bài học kinh nghiệm và điều kiện áp dụng. Không chỉ học bài học thành công, phải học cả thất bại của họ để né tránh.
Ba là, Việt Nam cần làm gì để phát triển thành công nền kinh tế số, công nghiệp thông minh?Về phía Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo: “Phải hành động quyết liệt, kịp thời để vượt qua thách thức, phát huy mọi lợi thế, tận dụng thành công cơ hội phát triển. Phải có thái độ ứng xử cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm những mô thức mới. Phải tạo dựng môi trường thể chế, chính sách, pháp luật thông thoáng, sẵn sàng thích ứng và kiến tạo, thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh mới phát triển”.
Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc