- Sau đám tang,âuchuyệnámảnhcủangườiđànbànămváctùvàhàngtổsoi keo burnley đại diện gia đình đã đứng ra nói lời cảm ơn trong sự xúc động tột cùng. Họ cho rằng, chính nhờ sự quan tâm giúp đỡ này mà họ đã hiểu ra rằng, tuy họ phải rời xa quê hương để làm ăn nơi xứ người nhưng người thân của họ ở lại nơi đây cũng không hề cô đơn…
Hơn 20 năm tham gia công tác từ thiện, số lượng những người đã từng giúp đỡ, bà không thể nhớ. Bà chỉ biết rằng, căn gác xép nhỏ của gia đình bà luôn là nơi lưu giữ những món đồ từ thiện mà bà xin được để sẵn sàng gửi tới những hoàn cảnh khó khăn.
Bà là Nguyễn Thị Thanh Tính (SN 1939). Hiện tại, bà đang sinh sống tại phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Khi chúng tôi đến tìm bà, những người chỉ đường trên phố Hàng Bồ đều tỏ ra rất niềm nở. Ai cũng bảo, cả phố đều biết bà. Họ dành cho bà những lời tôn kính mà bất cứ người phụ nữ có tuổi nào cũng mong nhận được. Lý do là vì, bà là người gương mẫu, luôn biết quan tâm lo lắng và giúp đỡ mọi người, đặc biệt là những người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ…
Bà Nguyễn Thị Thanh Tính (SN 1939) - phường Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Khi tiếp xúc với chúng tôi, bà Tính tỏ ra khá điềm đạm. Bà không kể nhiều về những việc thiện mà bà đã làm. Bà cũng không nhớ có bao nhiêu người đã nhận được sự động viên, hỗ trợ của bà. Chỉ nhớ, bà tham gia là Hội trưởng hội chữ thập đỏ và là Trưởng ban hòa giải khu dân cư số 1 phường Hàng Bồ từ cách đây 20 năm.
Suốt 20 năm đó, hễ nắm bắt được ở đâu có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ hoặc nơi nào cần sự ủng hộ, giúp đỡ bà Tính đều có mặt.
Giúp sức mình không đủ, bà vận động đoàn thể, bà con khu phố và cả bạn bè cùng chung tay góp sức. Trong phố, ai cho gì bà cũng nhận, khi thì quần áo cũ, khi thì tiền, khi thì đồng bánh chưng… Những món đồ cần chuyển ngay bà sẽ lập tức gửi đến đúng địa chỉ. Còn lại, bà dành hẳn một căn gác xép trong căn nhà giữa phố cổ chật chội để chứa đồ từ thiện.
Sau đó, nghe được ở đâu có người thiếu quần áo, chăn màn…, bà lại cùng những người có tấm lòng hảo tâm, nhiệt tình khác ngồi phân loại rồi mang tặng. Vì thế, lâu dần thành quen, nhiều người trong khu phố coi nhà bà Tính là địa chỉ tin cậy để họ gửi gắm tấm lòng hảo tâm của mình.
Họ hỏi bà thiếu gì, cần gì rồi trực tiếp mang đến mỗi khi nghe bà thông báo có hoàn cảnh nào đó cần sự giúp đỡ của mọi người. Thậm chí, uy tín của bà cũng được bà con ghi nhận đến mức, nhiều cuộc vận động, chỉ cần có tên bà trong danh sách cán bộ vận động, người dân trong khu phố đều sẵn sàng tham gia.
Hình ảnh bà Tính cùng mọi người chuẩn bị đồ để gửi đi từ thiện. |
Tuy nhiên, tham gia giúp đỡ nhiều là vậy, bà Tính vẫn không thể quên được nụ cười và câu chuyện của ông cụ mà bà đã giúp đỡ từ cách đây hơn chục năm về trước.
Bà Tính kể, ngày đó, ông cụ ở gần khu phố nhà bà. Tuổi ông đã cao nhưng lại sống đơn độc một mình.
“Cụ không có lương, công việc, nghề gia truyền cũng không có, mọi chi phí sinh hoạt trông chờ vào tiền hỗ trợ của địa phương và những người họ hàng ở nước ngoài. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của họ hàng không đến thường xuyên nên hoàn cảnh của cụ rất khó khăn. Cụ lại không quan hệ, giao lưu với hàng xóm. Vì thế, mỗi khi ốm đau, cụ chỉ nằm một mình trong căn nhà nhỏ hẹp” - bà Tính nói.
Bà cho biết, sau khi biết được tình hình của cụ, bà đã vận động mọi người giúp đỡ cụ. Quan trọng hơn, bà đã xin được cho cụ một tấm thẻ bảo hiểm y tế.
Bà Tính bảo, thời đó, thẻ bảo hiểm y tế hiếm chứ không như bây giờ, có tiền là có thể mua được.
“Tết năm đó, vừa nhận được thẻ thì bệnh của cụ chuyển nặng. Cụ được bà con hàng xóm đưa vào nằm tại bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội). Ở đây, cụ được các bác sĩ tận tình chăm sóc. Hơn nữa, cũng là dịp Tết nên bệnh nhân không đông. Bệnh viện bố trí cho cụ một chỗ nằm rộng rãi, thoáng mát. Hàng ngày, tôi và bà con khu phố lại thay nhau vào thăm và chăm sóc cho cụ. Vì thế, cụ vui lắm. Cụ luôn miệng nói lời cảm ơn mọi người. Cụ còn bảo, sau khi ra viện, cụ sẽ sống hòa đồng và quan tâm đến chòm xóm nhiều hơn.
Trước kia, vì lý do gia đình nên cụ đã hiểu sai và xa lánh mọi người, nay thấy tình cảm của bà con dành cho mình, cụ mới biết, cụ không nên sống thu mình như xưa nữa”- bà Tính nhớ lại.
Tuy nhiên, niềm vui của cụ kéo dài chưa được bao lâu, sáng mùng 3 Tết, đang vui vẻ cùng con cháu trong gia đình thì bà Tính nhận được tin cụ qua đời.
Bà vội thông báo cho đại diện các đoàn thể trong khu phố và bà con hàng xóm. Sau đó, bà cùng Hội trưởng hội phụ nữ khu phố đến bệnh viện chia buồn, hỏi han và giúp đỡ gia đình lo đám tang. Rất may, những người thân của cụ ở nước ngoài nghe tin cụ ốm nặng cũng đã về kịp.
“Họ tỏ ra khá bất ngờ khi bà con và đoàn thể địa phương đều có mặt để giúp đỡ và lo cho đám tang của cụ được diễn ra chu đáo, tốt đẹp” - bà Tính nói.
Sau đám tang đó, đại diện gia đình đã đứng ra nói lời cảm ơn trong sự xúc động tột cùng. Họ cho rằng, chính nhờ sự quan tâm giúp đỡ này mà họ đã hiểu ra rằng, tuy họ phải rời xa quê hương để làm ăn nơi xứ người nhưng người thân của họ ở lại nơi đây cũng không hề cô đơn…
Từ đó, bà Tính cho biết, bà càng có thêm động lực để hết lòng với công việc thiện nguyện và quan tâm sâu sắc hơn đến những người già yếu, cô đơn, nghèo khó…
Bà có cuộc đời thăng trầm và đẫm nước mắt nhưng năm tháng tuổi già, cuộc đời bà như bước sang một trang mới - đầy ấm áp và hạnh phúc...