Sách Khoa học Tự nhiên 6 viết sai về Mặt Trăng_b0ng da truc tiep

1. Như đã biết,áchKhoahọcTựnhiênviếtsaivềMặtTrăb0ng da truc tiep khi quay quanh Trái Đất, Mặt Trăng có một phía luôn hướng về Trái Đất; phía đó gọi là mặt nhìn thấy hay mặt gần. Phía bên kia, đứng từ Trái Đất ta không nhìn thấy được, gọi là mặt không nhìn thấy hay mặt xa. Cả hai phía (hai bán cầu của Mặt Trăng) đều được Mặt Trời chiếu sáng luân phiên.

Tuy nhiên, mở đầu Bài 53 - Mặt Trăng, trang 183 viết: “Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không nhìn thấy được”.

{keywords}
Sách Khoa học Tự nhiên 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu này dẫn đến hiểu nhầm rằng, Mặt Trăng có hai bán cầu, một lúc nào cũng được chiếu sáng, còn một thì lúc nào cũng tối, và ta không nhìn thấy được nửa tối đó.

Câu trên còn cho rằng, vì là hình cầu nên Mặt Trăng lúc nào cũng chỉ có một nửa được chiếu sáng. Vậy thì, các hành tinh khác cũng hình cầu, trong đó có Trái Đất ta đang sống, lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa hay sao?

Từ xa xưa, khi chưa có những thiết bị bay quan sát không gian, người ta chưa bao giờ nhìn thấy mặt xa, nên gọi nó là dark side (mặt tối). Giờ đây, không có nghĩa là mặt đó nằm trong bóng tối do không được Mặt Trời chiếu sáng, như viết trong sách. Trong tiếng Việt nên tránh dùng từ “mặt tối” dễ gây hiểu lầm.

2. Những câu trên có liên hệ đến một mô hình sau đó. Ở trang 186, cuốn sách hướng dẫn các em làm mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng. Đó là một hộp kín bằng bìa cứng. Trên thành hộp có khoét một lỗ để chiếu đèn pin vào (làm Mặt Trời). Trong hộp có treo một quả bóng cố định (làm Mặt Trăng). Xung quanh hộp đục thủng một số lỗ nhỏ để ghé mắt nhìn (làm người quan sát trên Trái Đất).

{keywords}
Mô hình quan sát Mặt Trăng cho trong sách

Với cách làm như vậy, không chỉ đối với quả bóng, mà nói chung đối với vật thể hình dáng bất kì, khi chiếu luồng ánh sáng vào thì chỉ mặt vật thể hướng về nguồn sáng được chiếu sáng, nếu vật thể đó không quay. Mô hình này không đúng ở chỗ, Mặt Trăng là cố định, không quay, còn người quan sát/Trái Đất thì chuyển động quay quanh Mặt Trăng!

Thực ra, Mặt Trăng xoay quanh trục của nó một vòng đồng thời cũng quay được một vòng quanh Trái Đất, và cả hệ Trái Đất – Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.

3. Có thể người soạn sách từ đầu đinh ninh rằng “lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối”, nên các từ “nửa tối” và “nửa sáng” còn gặp lại nhiều lần nữa trong các trang sau. Ví dụ, ở trang 184 xuất hiện những câu:

“Không Trăng (còn gọi là Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Trăng”;

- “Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn”.

Như thế nghĩa là lúc nửa này lúc nửa kia của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. Thực ra, như đã nói trên, chỉ có một mặt là mặt nhìn thấy của Mặt Trăng luôn hướng về Trái Đất mà thôi, nên đơn giản phải viết là:

- Không Trăng: khi mặt nhìn thấy của Mặt trăng hoàn toàn không được chiếu sáng;

- Trăng tròn: khi mặt nhìn thấy của Mặt trăng được chiếu sáng hoàn toàn.

Ta nhìn thấy hình dáng Mặt Trăng thay đổi dần từ không trăng sang lưỡi liềm, bán nguyệt, trăng tròn giữa tháng, rồi khuyết dần đến lưỡi liềm cuối tháng Âm lịch; đó chỉ  là những phần sáng thấy được trên mặt nhìn thấy của Mặt Trăng.

4. Cuối bài, ở mục “Em có biết?”,nhằm gợi ý các em mở rộng kiến thức và kết nối với cuộc sống, có những câu: 

- “Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất 27,32 ngày”.

Đây là thời gian Mặt Trăng xuất hiện trở lại ở một vị trí cố định trong không gian, khi lấy nền các sao xa làm mốc chuẩn. Chu kì này (gọi là chu kì theo sao) thường chỉ có ý nghĩa với các nhà Thiên văn học.

Mặt Trăng còn có một chu kì thứ hai (gọi là chu kì giao hội) gần gũi với cuộc sống hơn. Cứ trung bình khoảng 29,5 ngày, khi quan sát từ Trái Đất, ta lại thấy Mặt Trăng xuất hiện trở lại ở cùng một vị trí trên bầu trời so với vị trí của Mặt Trời. Nếu muốn kết nối với thực tế thì nên giới thiệu cho các em chu kì thứ hai này thay cho chu kì thứ nhất; bởi vì, chu kì 29,5 ngày sẽ giúp các em về sau hiểu vì sao có tháng thiếu (29 ngày) và tháng đủ (30 ngày) xen kẽ nhau trong Âm lịch thường dùng;

- Cũng ở mục cuối đó, có đoạn viết: “Khi Mặt Trăng quay quanh trục của nó được một vòng thì đồng thời cũng quay quanh Trái Đất được đúng một vòng. Do đó, luôn luôn chỉ có một phía của Mặt Trăng hướng về Trái Đất cho ta quan sát được”. Lạ thay, câu này hoàn toàn đúng, nhưng như vậy, các tác giả cuốn sách đã tự làm nó mâu thuẫn với nội dung chính xuyên suốt toàn bài!

Xin được chia sẻ những ý kiến trên đây với các bạn đọc và phụ huynh quan tâm, đặc biệt các thày cô có thể tham khảo khi chuẩn bị bài giảng.

PGS.TS Phan Văn Khôi(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)

Sách giáo khoa 'nóng' ở nghị trường, Bộ trưởng Giáo dục nói gì?

Sách giáo khoa 'nóng' ở nghị trường, Bộ trưởng Giáo dục nói gì?

Trong phiên trả lời chất vấn sáng nay, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tới đây sẽ đồng hành cùng các NXB và nhóm tác giả trong việc biên soạn SGK.