Mari Inoue (34 tuổi) - GS Công nghệ thông tin ở Tokyo - đính hôn với bạn trai Kotaro Usui cách đây 3 năm. Đám cưới của họ sẽ được tổ chức,ềuphụnữNhậtphảilyhôngiảđểđượcgiữtênhọsoi kèo sunderland nhưng bị điều luật lâu đời ngăn cản.
Một trong hai người phải từ bỏ họ của mình. Thực tế, phụ nữ luôn phải làm điều này chứ không phải nam giới.
“Tôi thấy điều này quá bất công. Chúng ta nên có lựa chọn khác hoặc giữ lại họ cho cả hai”, Mari Inoue chia sẻ với BBC.
Vị hôn phu của Mari inoue đồng quan điểm với cô. Anh từng cân nhắc việc đổi họ thành Inoue nhưng người thân không hài lòng. Kotaro không muốn làm hai bên gia đình phải buồn.
Luật cổ xưa của Nhật Bản yêu cầu các đôi vợ chồng phải lấy cùng một họ. Ảnh: Motto Japan. |
Theo Liên Hợp Quốc, Nhật Bản là một trong số ít nền kinh tế tiên tiến ngăn cản việc các đôi vợ chồng giữ họ riêng sau khi kết hôn.
Sáu năm trước, hai vụ kiện nhằm thay đổi quy định này đã thất bại. Sau đó, phong trào cải cách do Mari Inoue và chồng tham gia dần phát triển.
Cuộc chiến lâu dài
TS Sophie Coulombeau - giảng dạy tại Đại học York (Anh) - chia sẻ: "Từ năm 1605, phụ nữ Anh đã đấu tranh để giữ lại tên khai sinh sau kết hôn. Thời đó, mong muốn này bị đánh giá là tham vọng kệch cỡm".
Những người thách thức tập tục gia trưởng đã vấp phải sự phản đối. Cuối những năm 1800, quyền được sử dụng họ của mình sau khi kết hôn đã được thông qua.
Tại Mỹ, đến năm 1972, phụ nữ mới được sử dụng tên từ thời con gái của mình sau loạt phán quyết pháp lý. Đến nay, nhiều người Nhật Bản cũng sẵn sàng đấu tranh cho việc giữ lại họ của mình.
Kaori Oguni là một trong 5 nguyên đơn khởi kiện chính phủ nhằm mong muốn thay đổi điều luật cổ xưa. Nhưng vào năm 2015, Tòa án Tối cao Nhật Bản quyết định giữ lại quy định từ thế kỷ 19.
Từ năm 2018, Naho Ida - chuyên gia PR ở Tokyo - đã vận động các nghị sĩ ủng hộ việc vợ chồng có họ riêng biệt thông qua nhóm vận động Chinjyo Action.
Một số người Nhật cảm thấy khó khăn với luật thay đổi họ sau khi kết hôn. Ảnh: Matteocolombo. |
Naho cho biết Ida là họ của chồng cũ. Khi hai người kết hôn vào năm 1990, chồng cũ từng nói anh cảm thấy xấu hổ khi lấy họ của vợ. Cả gia đình anh có chung quan điểm rằng cô nên là người thay đổi họ tên.
Khi đó, người phụ nữ (hiện 45 tuổi) nhượng bộ để sử dụng họ Ida. Nhiều thập kỷ qua, cô xuất bản các tác phẩm của mình dưới họ chồng cũ.
“Một số người hạnh phúc với sự thay đổi, nhưng tôi cảm thấy đó là cái chết của xã hội”, Naho nói với BBC.
Ly hôn trên giấy tờ để giữ tên
Năm 2020, Thủ tướng Yoshihide Suga công khai ủng hộ cải cách luật lệ liên quan đến họ tên. Nhưng tháng 12 cùng năm, chính phủ đã bỏ qua vấn đề này.
“Sự thay đổi có thể phá hủy cấu trúc xã hội dựa trên gia đình”, Sanae Takaichi - cựu quan chức - nói.
Tamayo Marukawa - Bộ trưởng Trao quyền Phụ nữ và Bình đẳng giới Nhật Bản - cho biết bà phản đối việc cho phép phụ nữ giữ tên khai sinh sau khi kết hôn.
Linda White - GS Nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Middlebury (Mỹ) - chia sẻ: “Một phụ nữ không muốn lấy tên chồng sẽ phá vỡ nhiều hơn một gia đình hạt nhân - đó là ý tưởng về gia đình”.
Bà giải thích dựa trên cách vận hành của hệ thống Koseki (hệ thống đăng ký gia đình truyền thống của Nhật). Theo đó, các hộ gia đình chỉ có một họ giúp duy trì quyền kiểm soát gia trưởng ở mọi nơi, trong đó có chỗ làm việc.
Không chỉ thế hệ trẻ, những đôi có tuổi cũng muốn giữ tên khai sinh của mình. Ảnh: Emirates. |
Tuy nhiên, xã hội Nhật Bản đã thay đổi theo hướng cởi mở hơn. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số ủng hộ việc các đôi vợ chồng giữ họ riêng biệt sau khi kết hôn. Cuộc khảo sát vào tháng 10 của tổ chức Chinjyo Action và Đại học Waseda cho thấy số người ủng hộ lên đến 71%.
Ngoài ra, trong số 18 nguyên đơn vướng vào sự việc tranh chấp về họ, một nửa là nam giới. Một người là giám đốc điều hành nổi tiếng tại công ty phần mềm ở Tokyo. Ông lấy họ vợ một cách hợp pháp khi kết hôn.
Yamasaki Seiichi (71 tuổi) - công chức về hưu - mong muốn thế hệ tiếp theo có quyền lựa chọn việc đổi họ. Đồng thời, ông cho rằng người lớn tuổi cũng có nhu cầu.
Sự thất bại của việc đổi tên trong sự nghiệp là động lực thúc đẩy nhiều phụ nữ ủng hộ cải cách. Suy cho cùng, đối với họ, việc giữ lại tên tuổi là bảo tồn bản sắc cá nhân.
Tuy nhiên, việc thay đổi tên tại Nhật Bản còn mang nặng thủ tục, giấy tờ. Đây là rào cản đối với nhiều người muốn thay đổi luật lệ này.
Trong bối cảnh không muốn thay đổi họ, nhiều người chọn không kết hôn hoặc “ly hôn trên giấy tờ”.
Izumi Onji - bác sĩ tại Hiroshima - đã ly hôn với chồng để lấy lại tên tuổi. Cô cho biết cả hai chỉ “ly hôn trên giấy tờ” vì vẫn sống với nhau nhiều thập kỷ sau đó. Chính Onji đã thách thức quy tắc đạo đức về đổi họ tại tòa án.
Phần lớn, phụ nữ Nhật Bản, Anh và Mỹ vẫn sẽ từ bỏ họ sau khi kết hôn. Tuy vậy, trong thời đại ý thức về bình đẳng giới cao hơn, mọi người vẫn hiểu rằng không nên sử dụng truyền thống để kìm hãm sự lựa chọn.
Tình yêu của cụ ông ngày bán xoài, đêm ngủ vỉa hè kiếm tiền nuôi vợ ốm
Mỗi tháng 2 lần, ông Thọ thuê xe ôm, chở theo 200kg xoài lên TP.HCM bán. Nơi đất khách quê người, ngày ông chỉ ăn bánh mì, tối ngủ vỉa hè để có tiền nuôi người vợ bị bệnh.