Hàng loạt trường ĐH công lập khuyết hiệu trưởng_kết quả u19 câu lạc bộ châu âu

Từ tháng 3/2018 đến nay,àngloạttrườngĐHcônglậpkhuyếthiệutrưởkết quả u19 câu lạc bộ châu âu Trường ĐH Luật TP.HCM khuyết vị trí hiệu trưởng khi GS.TS Mai Hồng Quỳ nghỉ hưu theo quy định. Người được giao phụ trách trường là PGS.TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng.

Ngoài ông Hải, Trường ĐH Luật TP.HCM còn 2 Phó Hiệu trưởng khác là PGS.TS Bùi Xuân Hải và TS Lê Trường Sơn.

{keywords}
Trường ĐH Luật TP.HCM khuyết hiệu trưởng từ tháng 3/2018 đến nay

Đầu tháng 7 qua, Bộ Y tế đã công nhận Hội đồng trường ĐH Y Dược TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025. PGS.TS Trần Diệp Tuấn giữ vị trí hiệu trưởng nhà trường từ tháng 4/2015 giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường. Lúc này Trường ĐH Y Dược TP.HCM còn 2 phó hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc và TS Ngô Đồng Khanh. Hiện nay, TS Ngô Đồng Khanh đã nghỉ hưu theo quy định, Ban Giám hiệu Trường ĐH Y Dược TP.HCM chỉ còn duy nhất một Phó Hiệu trưởng được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc.

Tình trạng khuyết, có, rồi lại khuyết hiệu trưởng xảy ra tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Năm 2017 khi PGS.TS Nguyễn Kim Hồng nghỉ quản lý theo độ tuổi quy định, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã khuyết hiệu trưởng. Lúc này, TS Nguyễn Thị Minh Hồng, Phó Hiệu trưởng được giao phụ trách trường tới năm 2018 thì được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Đầu tháng 9 vừa qua, Bộ GD-ĐT đã công nhận Hội đồng trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025. TS Nguyễn Thị Minh Hồng làm Chủ tịch Hội đồng trường, trường lại rơi vào tình trạng khuyết hiệu trưởng. Hiện Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chỉ có 1 Phó Hiệu trưởng duy nhất phụ trách là GS.TS Huỳnh Văn Sơn.

Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, khi GS.TS Nguyễn Hay nghỉ hưu theo quy định, trường có 3 Phó Hiệu trưởng. Hiện nay, PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng được giao nhiệm vụ phụ trách trường.

Tình trạng khuyết hiệu trưởng cũng diễn ra ở Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM  khi PGS.TS Nguyễn Văn Thư nghỉ hưu từ năm 2019. Hiện trường này có 2 Phó Hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Bá Hoàng (phụ trách trường) và PGS.TS Nguyễn Xuân Phương.

Tuy nhiên, nổi bật là Trường ĐH Tôn Đức Thắng khi không có Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nào. Cách đây vài tháng, ông Lê Vinh Danh, hiệu trưởng đã kỷ luật bằng hình thức cách chức. Các phó hiệu trưởng đã hết nhiệm kỳ (2014 - 2019). Hiện tại, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cơ quan chủ quản của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang giao TS Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2014-2019 thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành trường đến khi có hiệu trưởng nhiệm kỳ mới được công nhận theo Luật Giáo dục đại học.

Vì sao tình trạng khuyết hiệu trưởng kéo dài?

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH công lập do Hội đồng trường, Hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận. Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH do Hội đồng trường, Hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của Hội đồng trường, Hội đồng đại học.

Theo ThS Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM những nguyên nhân khiến một số trường hiện nay khuyết hiệu trưởng là do: Trường ĐH chưa có Hội đồng trường (do những nguyên nhân khách quan chưa thành lập được Hội đồng trường) nên chưa thể bổ nhiệm hiệu trưởng. Và vì vậy, để hiệu phó "kiêm nhiệm" luôn nhiệm vụ hiệu trưởng.

Một nguyên nhân khác là một số trường có Hội đồng trường nhưng sắp hết nhiệm kỳ nên đợi nhiệm kỳ mới.

Hay, đã có Hội đồng trường có nhưng chưa được Bộ chủ quản phê duyệt nên chưa hoạt động được.

Ths Phạm Thái Sơn cũng nêu trường hợp cá biệt khi trường ĐH đã có Hội đồng trường nhưng rất yếu, bị phó hiệu trưởng phụ trách chi phối, trong khi cá nhân này không lên được hiệu trưởng được do gần tuổi nghỉ hưu.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, cho rằng nếu trường ĐH đã có Hội đồng trường nhưng vẫn để khuyết hiệu trưởng kéo dài là do trách nhiệm của Hội đồng trường.

Nếu trường ĐH chưa có Hội đồng trường, vai trò hiệu trưởng rất quan trọng, để vị trí người đứng đầu kiêm nhiệm là trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

“Về mặt nguyên tắc, trước khi hiệu trưởng cũ sắp nghỉ (khoảng 6 tháng) phải có phương án chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới. Nếu không tìm được người thay thế thì phải kéo dài thời gian của hiệu trưởng cũ. Nhiều cơ quan không để ý nhân sự thay thế, khi đến hạn nhiệm kỳ hiệu trưởng cũ nghỉ thì đưa ra phương án tạm thời. Tuy nhiên, phương án tạm thời kéo dài 1-2-3 tháng chứ không phải kéo dài 2-3 năm. Đây là trách nhiệm với trường, với sinh viên, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của trường”- ông Tùng nói.

Ông Tùng cho rằng nhiệm kỳ của hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hội đồng trường, nhưng việc thay thế hiệu trưởng giữa nhiệm không có vấn đề gì. Khi Hội đồng trường hết nhiệm kỳ thì hiệu trưởng cũng hết nhiệm kỳ và bầu lại hiệu trưởng vẫn có thể là người cũ.

Lê Huyền

Muốn tự chủ đúng nghĩa, hiệu trưởng phải 'vượt rào'?

Muốn tự chủ đúng nghĩa, hiệu trưởng phải 'vượt rào'?

Hiệu trưởng nhiều trường đại học đang thực hiện tự chủ sử dụng những so sánh, ví von mạnh mẽ khi chia sẻ về công việc đang làm.