"Hội tụ" là xu thế tất yếu của công nghệ. Chiếc PC của hàng chục năm về trước đã thay thế cả những chiếc máy tính cầm tay,ấcmơkếthợpsmartphonetabletvàlaptopvàolàmmộtChỉlàgiấcmơkqbd nu những chiếc máy đánh chữ, phòng lab của nhiếp ảnh gia, đầu đĩa của người mê âm nhạc. Chiếc Nokia của 15 năm trước là sự kết hợp của điện thoại, máy nghe nhạc, máy chụp ảnh, máy nhắn tin... Chiếc iPhone của 10 năm trước là sự kết hợp của tất cả những thứ này và máy Mac. Chiếc iPad là iPhone phóng to, (có thể) thay thế cho cả iPhone và laptop.
Và thị trường công nghệ dành cho người dùng cuối về bản chất cũng đã dậm chân tại chỗ suốt 7 năm vừa qua, sau sự ra mắt của iPad. Những chiếc smartphone, tablet và PC vẫn tiếp tục được cải tiến qua từng quý, những danh mục sản phẩm mới như smartwatch hay smarthome cũng tiếp tục xuất hiện. Song, về bản chất, cuộc sống số của người dùng hoàn toàn không chứng kiến một sự thay đổi lớn lao nào trong những năm gần đây. Những thiết bị buộc phải có sẽ giới hạn lại còn: smartphone cho tất cả các nhu cầu di động, tablet cho trải nghiệm giải trí nhẹ nhàng và laptop/PC cho công việc.
Không phải do công nghệ
Với sự trỗi dậy của phablet cùng sự ra mắt đầy ấn tượng của những chiếc tablet lai laptop, bạn cũng có thể nói rằng một người dùng nay chỉ còn cần 2 loại thiết bị: smartphone (màn hình lớn) và PC. Vậy thì đến bao giờ chúng hội tụ lại làm một?
Câu trả lời ít nhất phải tính bằng năm. Và lý do không phải là bởi công nghệ chưa tiến đủ xa. Ai cũng có thể nghĩ đến chuyện tạo ra một chiếc smartphone đủ mạnh để "biến hình" thành một chiếc PC đầy đủ thông qua các kết nối USB, Bluetooth, Wi-Fi v...v... Thực tế là smartphone của ngày hôm nay đã quá mạnh: các con chip Snapdragon mạnh gấp hàng trăm lần so với những cỗ máy chạy Windows XP vẫn còn im đậm trong ký ức của rất nhiều người. Nhu cầu "văn phòng, nghe nhạc, xem phim, lướt web" thực chất đã được phục vụ tốt từ hàng năm trước trên môi trường di động.
Về lý thuyết, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là bằng cách nào đó phóng to môi trường di động thành môi trường PC – sức mạnh đã có đủ, tính năng đã có đủ, kết nối đã có đủ cả rồi.
Thực tại đầy mâu thuẫn
Nhưng đó chỉ là lý thuyết suông. Các công ty công nghệ, mà cụ thể hơn là Microsoft và Canonical (Ubuntu), đã thực sự tạo ra được những chiếc điện thoại biến hình thành PC đầy đủ. Nhưng đó lại là những chiếc điện thoại chẳng ai muốn sử dụng, chạy một hệ điều hành không thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Thực tại của thị trường PC và di động không cho phép những chiếc smartphone hội tụ với PC đủ chất lượng cho số đông. Cả 2 thị trường này về bản chất đều là những cuộc đua song mã. Với PC, Windows là số 1, Mac là số 2. Chrome OS chỉ là bước đệm nhất thời cho những người không dư dả tài chính. Tất cả các phiên bản Linux (bao gồm cả những bản fork từ Android) đều không thể gây tổn hại đến thị phần của Microsoft hay Apple. Hai hãng này đã hiểu quá rõ trải nghiệm người dùng cuối, tạo ra một sự khác biệt về đẳng cấp mà không một startup hay một thế lực nào khác có thể lật đổ được.
Thị trường smartphone cũng vậy. Không ai có thể lật đổ Apple và Google. Kể cả Microsoft. Windows Phone – hệ điều hành có thể coi là đối thủ đáng gờm nhất của Android đã thất bại ngay từ trứng nước vì ra mắt quá chậm. Không nhận được sự ủng hộ từ các nhà phát triển vốn đã "làm tổ" trên iOS và Google, lại càng không thể chứng minh với hàng trăm triệu người dùng rằng dịch vụ web của Microsoft không hề thua kém Google, tất cả những gì Microsoft có chỉ là một vòng luẩn quẩn xua đuổi cả giới coder lẫn người dùng bình thường. Kết quả là vai trò "hệ điều hành cho tất cả mọi người" vốn thuộc về Windows khi lên di động lại về tay Android.
Những điều này có ý nghĩa gì với giấc mơ "hội tụ tất cả"?
Apple: Kiên quyết đứng ngoài
Bạn có thể nhận thấy một cách dễ dàng rằng Apple là công ty đang nắm vị trí tốt nhất để hội tụ tất cả mọi thứ: hệ điều hành desktop của Apple cũng được đánh giá cao, mà hệ điều hành di động của Apple cũng làm chủ phân khúc cao cấp. Thậm chí, Apple còn có đầy đủ cơ sở kỹ thuật để hội tụ smartphone, tablet và PC về cùng một hệ điều hành (từ đó mở ra khả năng tập trung toàn bộ sức mạnh tính toán vào smartphone rồi "phóng to" trải nghiệm ra tablet và PC): iOS về bản chất là một bản macOS rút gọn và thay giao diện.
Nhưng "hội tụ" cũng là ý tưởng bị Apple ghẻ lạnh. Trước sức ép của Windows cảm ứng, bộ sậu Apple vẫn lớn tiếng mỉa mai và cùng lúc giữ cho iOS và macOS phát triển độc lập. Thậm chí, Apple còn thản nhiên ra mắt thêm... 2 hệ điều hành cho TV và đồng hồ.
Apple là một công ty phần cứng. Hội tụ thiết bị đồng nghĩa với giảm danh mục sản phẩm – hãy nhìn vào số phận của iPod sau khi iPhone và iPad ra đời. iPhone vẫn là nguồn sống của Apple, iPad dù "lụi bại" vẫn đem về hàng tỷ USD mỗi tháng. Mac vẫn kinh doanh tốt. Chẳng có lý do gì để Apple tiên phong cho giấc mơ hội tụ cả.
Google: Không có động lực
Nửa còn lại của 2 thị trường PC và di động, những kẻ đại diện cho tầm nhìn "hệ điều hành cho tất cả mọi người" chắc chắn là muốn lấn sân. Google dù sao cũng đã mang ChromeBook "đánh" binh đoàn Windows, nhưng mới chỉ chiếm được một góc ở thị trường cấp thấp, thậm chí lại còn chuẩn bị phải tiếp đón Windows 10 S. Microsoft đã từng có Windows Phone, nay vẫn còn Windows 10 Mobile với thị phần... muối bỏ bể.
Về lý thuyết, họ đều có thể lấn sân. Google có thể đầu tư rất nhiều tiền của để phát triển Android đến mức ngang tầm Windows về chất lượng trải nghiệm, cùng lúc tìm ra một cách nào đó để giả lập kho ứng dụng x86. Microsoft có thể học theo Amazon và phát triển một nhánh Android hoàn toàn độc lập và giả lập x86 trên đó. Bằng cách này, một chiếc điện thoại có thể biến hình thành PC chất lượng không phải là không thể.