Điều cần biết khi ăn rau mồng tơi để không rước bệnh vào người_số liệu thống kê về rio ave gặp sporting

Công dụng của rau mồng tơi

TheĐiềucầnbiếtkhiănraumồngtơiđểkhôngrướcbệnhvàongườsố liệu thống kê về rio ave gặp sportingo Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), rau mồng tơi cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như natri, lipid, kali, chất xơ, carbohydrate, protein, canxi, sắt, nhiều vitamin trong lá mồng tơi như vitamin A, B6, B12, C, D.

Một ngày bạn chỉ cần ăn một bát nhỏ rau mồng tơi nấu chín đã cung cấp hàm lượng vitamin A và sắt đủ cho nhu cầu của cơ thể. Chỉ cần nửa chén rau mồng tơi sau khi nấu chín đã cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần.

Thành phần trong rau mồng tơi thúc đẩy tiêu hóa bằng cách bổ sung chất nhầy và chất xơ hòa tan, tạo điều kiện, giảm tình trạng táo bón.

Điều cần biết khi ăn rau mồng tơi để không rước bệnh vào người - 1

Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt (Ảnh: N.P).

Rau mồng tơi tính hàn, vị chua, không độc, hỗ trợ lợi tiểu, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt, hỗ trợ chứng thiếu máu, say nắng nóng. Nước cốt từ rau mồng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mồng tơi với chân giò tốt cho người bị đau nhức xương khớp.

Theo Bệnh viện Quận 11 (TPHCM), vitamin C trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải, vitamin A cao gấp 1,5 lần rau cải xoăn (cải kale). Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo hoạt tính kháng ung thư, chống oxy hóa và chống viêm trên thực nghiệm của rau mồng tơi do có chất beta sitosterol.

Rau mồng tơi cũng có lợi cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ chất axit folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống.

Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Nhờ đó, dinh dưỡng của rau mồng tơi tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.

Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có khả năng hấp thụ cholesterol xấu, từ đó, cholesterol không ngấm vào máu mà theo đường đại tiện đi ra ngoài, giúp bạn giảm cân. 

Nhờ đó, rau mồng tơi không chỉ có tác dụng nhuận tràng, trừ thấp nhiệt mà còn giảm béo, chống béo phì. Loại rau này đặc biệt thích hợp cho những người có mỡ máu, đường huyết cao, muốn giảm cân.

Nước cốt của mồng tơi cũng có tác dụng làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương do bỏng gây nên. Nguyên nhân là chất nhầy từ mồng tơi có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.

Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình), lượng vitamin C có trong rau mồng tơi giúp cơ thể nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, phòng chống bệnh và giảm thời gian mắc bệnh. 

Nó chứa nhiều sắc tố carotenoid chống oxy hóa. Những chất này có tác dụng trung hòa các gốc tự do nguy hại nên có thể phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, rau mồng tơi rất giàu vitamin A, giúp phòng chống đục thủy tinh thể hoặc suy giảm thị lực.

Điều cần biết khi ăn rau mồng tơi để không rước bệnh vào người - 2

Người bị sỏi thận, gút nên hạn chế ăn rau mồng tơi (Ảnh: N.P).

Ai nên hạn chế ăn?

Loại rau này giàu chất dinh dưỡng nhưng chứa lượng axit oxalic và purin cao. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều có thể khiến hàm lượng canxi oxalate trong nước tiểu tích tụ trong cơ thể dễ gây sỏi thận. Hàm lượng axit uric cao tăng nguy cơ bệnh gút. Do đó, người bị sỏi thận, gút nên hạn chế ăn mồng tơi.

Ngoài ra, rau mồng tơi có tính mát, thanh nhiệt, chống táo bón nên người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn.

Món ăn từ rau mồng tơi sau khi chế biến bạn nên ăn hết trong ngày, mỗi lần ăn nên hâm nóng lại. Bạn cần tránh để qua đêm, rau mồng tơi có thể biến chất dẫn tới ngộ độc.