Ảnh smartphone đề cao tính cá nhân,ụpảnhTếtbằngsmartphonesaochođẹkèo cá cược bóng đá châu á do đó bạn nên tự do sáng tạo để cảm thấy ảnh đẹp là được. Tuy vậy, tận dụng một số tính năng trên điện thoại và bỏ túi vài bí kíp nhỏ có thể giúp ảnh hài hoà và vừa mắt hơn.
Tận dụng chế độ chân dung
Chế độ chụp chân dung trên điện thoại sẽ làm mờ hậu cảnh, tăng độ chi tiết cho chủ thể. Việc này giúp chủ thể nổi bật lên trên nền tấm ảnh. Nếu thử so sánh hai tấm ảnh giống nhau, một tấm sử dụng chế độ chân dung, bạn sẽ thấy rất rõ sự khác biệt. Lúc này chủ thể sẽ được làm nổi lên, phần hậu cảnh mờ ảo tạo phông nền lung linh khiến tấm ảnh đẹp và có vẻ chuyên nghiệp hơn.
Với iPhone, bạn có thể chọn chế độ ánh sáng studio để gương mặt sáng hơn một chút. Sau đó, có thể chọn vào Edit (chỉnh sửa), chọn chế độ tự động, ảnh sẽ được tối ưu hơn.
Dùng ống kính tele hoặc crop
Khi dùng ống kính tele trên camera - tức các chế độ zoom 2x, 3x,... ảnh chụp sẽ tập trung hơn vào người mẫu, giảm bớt các chi tiết thừa xung quanh. Đặc biệt hơn, việc chụp ở các tiêu cự này, các chi tiết ở viền ảnh sẽ không bị méo.
Nếu điện thoại không có ống kính tele hay zoom, bạn có thể crop - cắt ảnh - để bố cục tập trung vào người được chụp hơn.
Tạo độ sâu cho ảnh
Tấm ảnh sẽ trông nghệ thuật hơn và có chiều sâu hơn khi hậu cảnh hoặc/và tiền cảnh được làm mờ. Bạn có thể để người mẫu ở giữa, với một số chi tiết khác ở trước và sau mẫu. Khi lấy nét vào chủ thể, hậu cảnh và tiền cảnh sẽ được xoá nhẹ để tấm ảnh khác biệt hơn.
Các chi tiết sẽ được làm mờ hiệu quả nếu bạn dùng chế độ chân dung hoặc/và ống kính zoom.
Một số lưu ý khác
Khi điện thoại lên ngôi, mỗi người đều là nhà sáng tạo ảnh, do đó bạn có quyền chụp theo bất kỳ cách nào, miễn bạn thấy đẹp là được. Chẳng hạn, chụp nhân vật nhưng khoảng lấy nét lại tập trung vào chủ thể khác cũng là một cách.
Ngoài ra, một số nguyên tắc truyền thống nên được cân nhắc khi chụp chân dung.
Ví dụ, không gian chung quanh người mẫu không nên quá rối rắm, khiến người xem phân tâm. Đặc biệt một số ảnh chân dung người mẫu như “mọc cây trên đầu” do ngay sau lưng mẫu có cây cối hoặc cột điện,...
Chụp ảnh theo nguyên tắc ⅓, tức chia ảnh làm 9 phần, với 2 đường dọc và 2 đường ngang. Người mẫu nên đứng ở phần giao nhau giữa các đường kẻ này.
Bên cạnh đó, tránh chụp ảnh bị nghiêng khiến bức ảnh không được tự nhiên.
Cặp đôi tạo ra trào lưu chụp ảnh "cầm tay em đi khắp thế gian" nổi tiếng bây giờ ra sao?
Đã hơn 10 năm kể từ khi bộ đôi blogger nổi tiếng tạo nên trào lưu "Đưa em đi khắp thế gian" đình đám trên Instagram.