Chuyến xe đặc biệt
Sáng 2/9,áctàitừngnhậnánchungthânvàhànhđộngkhiếnkháchnữbấtngờnhà cái one 88 chị Nguyễn Thị Giang Như (38 tuổi, Hà Nội), người nhiều năm hỗ trợ những mảnh đời khó khăn ở vùng cao chia sẻ về “trải nghiệm” bất ngờ của mình khiến nhiều người xúc động. Trong chuyến thiện nguyện ấy, chị đã ngồi xe của một tài xế đặc biệt.
Hôm đó, chị gọi taxi từ TP.Sơn La lên bản Púa (xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) để hỗ trợ bé gái đã 4 tuổi nhưng chỉ nặng 4kg. Đón chị là anh tài xế có "đôi tay loang lổ những hình xăm màu mực tàu đang được xóa dang dở".
Khi biết chị Như định đi lên bản cùng anh tài xế dáng cao gầy, khuôn mặt đen sạm nhuốm màu phong trần này, người dân địa phương vô cùng lo lắng. Thậm chí nhiều người còn khuyên chị đừng đi chuyến xe ấy nữa.
Chị Như kể: “Thấy tôi đón xe của người tài xế này, mấy bà hàng nước thì thào, khuyên: “Cháu ơi đừng đi xe thằng đấy. Nó vừa đi tù 23 năm vì tội Giết người về đấy”.
“Khi tôi nói phải tạo điều kiện cho anh ấy hoàn lương, người này nói tiếp: “Ôi dào! Hoàn lương gì cái ngữ giết người. Tuy vậy, tôi vẫn quyết định lên xe của anh dù trong lòng có chút lo lắng”, chị nói thêm.
Trái ngược với ngoại hình toát lên vẻ anh chị xã hội, người tài xế tỏ ra khá e dè. Phải chạy một đoạn đường khá xa, anh mới bắt chuyện với khách và trải lòng về đoạn quá khứ đen tối, đáng quên của mình.
Anh bắt chuyện bằng việc nói lời cám ơn chị Như vì đã cho anh cơ hội được phụ vụ. Bởi, nhiều hành khách khi nghe, biết quá khứ tù tội của anh liền hủy chuyến.
“Anh ấy nói với tôi rằng bản thân về tái hoà nhập xã hội từ năm 2013. Dẫu vậy, đến nay, cuộc sống của anh vẫn rất chật vật. Anh đi xin việc không ai thuê nên cố vay mượn mua chiếc xe ô tô nhỏ làm cần câu cơm nuôi vợ, con nhỏ ở nhà”, chị Như chia sẻ.
Như tìm được người biết lắng nghe, chia sẻ, người đàn ông ngoài 40 tuổi tên Dương bắt đầu kể về những vết trượt dài trong đoạn đầu cuộc đời của mình. Không mấy ai biết, lúc còn trẻ, anh từng là một chiến sĩ công an nhân dân.
Tuy nhiên, từ chỗ là niềm tự hào của gia đình, người thân, anh sa đà vào ăn chơi dẫn đến nợ nần rồi thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Năm 1990, anh trả giá cho những sai lầm đáng sợ của mình bằng bản án Chung thân về các tội Giết người, cướp tài sản, lưu hành tiền giả.
Khát vọng hoàn lương
Chị Như cho biết: “Anh ấy kể thêm rằng, khi bị bắt, trong lúc thụ án, anh đã trốn trại và được liệt vào danh sách tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Trong tù, có lúc anh từng muốn buông xuôi, thậm chí xác định chết sau song sắt. Nhưng vì người mẹ ở nhà, anh đã cố gắng cải tạo tốt để mong có ngày được về với gia đình”.
Người đàn ông kể về quá khứ của mình bằng nỗi đau của sự hối hận tột cùng. Chị Như thấy điều ấy qua đôi mắt đỏ hoe của anh mỗi khi nhắc lại những lầm lỡ đáng quên trong quá khứ.
Dẫu đã phải trả giá cho những sai lầm ấy bằng 23 năm mất tự do, đến bây giờ, anh vẫn day dứt về đoạn đời đen tối ấy. Những đêm dài, anh vẫn bị những cơn ác mộng bủa vây.
Đáng buồn hơn, khi về xã hội, ít nhiều anh vẫn bị người đời sợ hãi, ghẻ lạnh khiến con đường hoàn lương thêm chật vật. Nhưng anh đã quyết đối mặt với những khó khăn ấy bằng năng lượng tích cực và cách sống lạc quan.
Và, người đàn ông đáng sợ trong mắt mọi người ấy liên tục khiến chị Như bất ngờ, xúc động. Khi đưa chị Như về lại bến xe Sơn La, anh phát hiện người khách của mình đã trễ chuyến xe về Hà Nội. Chị Như phải ngồi tại bến xe đợi 2 giờ đồng hồ mới có chuyến xe tiếp theo.
Thấy một mình chị thất thểu ở bến xe, anh chủ động chạy xe vào TP. Sơn La mua cho người khách đặc biệt của mình bịch bún ngan nóng hổi dù trước đó, chị đã thanh toán tiền xe đầy đủ. Anh thân tình mời chị “ăn tạm cho nóng kẻo đói” để có sức chờ xe về Thủ đô.
Sự chu đáo, tình cảm của người đàn ông từng mang án chung thân khiến chị không khỏi bất ngờ, xúc động. Chị tâm sự: “Tôi không biết trong quá khứ, anh ấy là người nguy hiểm như thế nào. Nhưng hiện tại, tôi thấy anh ấy là người tình cảm, thật thà và lái xe rất cẩn thận”.
“Cuộc đời này ai cũng có quá khứ, ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Tôi chỉ mong xã hội nên có cái nhìn bao dung, bớt định kiến để những người từng lầm đường lỡ bước có cơ hội hoàn lương, sống tiếp”, chị nói thêm.