Luyện ít đề nhưng làm thật kỹ
Nguyễn Hiếu Nhân (SN 2005,ĐạtIELTSnhờtựônluyệnIELTStạinhàkèo nhà cái nhận định học sinh lớp 12A1, Trường THPT số 1 Phù Mỹ, Bình Định) là nam sinh từng đạt 8.0 IELTS vào mùa hè năm ngoái, trong đó kỹ năng Listening (nghe) của Nhân đạt điểm tuyệt đối 9.0.
Không có điều kiện theo đuổi việc ôn luyện IELTS tại các trung tâm, Hiếu Nhân quyết định tự tìm tòi phương pháp và học tại nhà. 10X cũng vạch ra một chiến lược cụ thể phù hợp với khả năng của bản thân.
Xác định được mục tiêu, đầu năm lớp 10, Nhân bắt đầu tập trung học từ vựng. Hàng ngày, 10X học khoảng 20 từ mới, chủ yếu là học nghĩa, cách dùng và cách đọc. Để tránh học trước quên sau, cậu sẽ dành ra một ngày trong tháng ôn lại toàn bộ từ vựng đã học của tháng trước. Việc ôn đi ôn lại nhiều lần đã giúp Nhân nhớ từ lâu hơn, từ đó khả năng đọc tăng lên đáng kể.
Tính đến thời điểm thi (tháng 6/2022), số từ vựng Nhân học được đã lên tới con số 7.000.
Giữa năm lớp 10, cậu bắt đầu luyện kỹ năng Reading (đọc). Tuy nhiên, vì quá tập trung vào việc luyện nhiều đề thay vì sửa kỹ, điểm số Nhân đạt được khi ấy vẫn chưa như mức kỳ vọng.
Tìm ra lý do, cậu quyết định không làm “ào ào” như trước mà chọn làm ít đề và chữa bài thật kỹ. Mỗi khi rảnh rỗi, cậu cũng thường lôi những bài ấy ra đọc lại nhiều lần. Điều này, theo Nhân, sẽ giúp bản thân hiểu sâu hơn nội dung của bài, hồi tưởng lại từng lỗi sai và giúp nắm chắc hơn những từ vựng mới.
“Ở thời điểm đó, dù chỉ làm khoảng hai đề mỗi tuần, nhưng kết quả kỹ năng Reading của em đạt được gần như tuyệt đối”, Nhân chia sẻ.
Đối với kỹ năng Listening – vốn không phải là thế mạnh, Nhân không chọn cách làm đề ngay mà tập trung bồi đắp kỹ năng.
“Em luôn cố gắng nghe nhiều nhất có thể, bắt đầu bằng những đoạn ngắn trên Youtube. Là ‘fan bự’ của Taylor Swift, em xem khá nhiều video có phụ đề tiếng Anh liên quan đến thần tượng của mình.
Ngoài ra, em cũng tập chép chính tả hàng ngày, mỗi ngày 2 – 3 video dài khoảng 1 – 2 phút. Sau một thời gian ngắn kết hợp giữa luyện nghe và chép chính tả, kỹ năng Listening của em đã tiến bộ vượt bậc”.
Đó cũng là thời điểm Nhân bắt đầu luyện đề.
“Đầu tiên em mở băng nghe và làm đề như thi thật, sau đó đối chiếu đáp án. Trong quá trình sửa đề, em mở phần transcript (bản ghi lời thoại) ra đọc một lượt để nắm nội dung bài đọc, đồng thời ghi lại từ mới.
Tiếp theo, em mở băng nghe lại, vừa nghe vừa đọc theo transcript và chú ý vào câu mình sai; cố gắng nghe và hiểu lý do mình sai câu đó là gì. Sau lần nghe này, em tiếp tục nghe lại một lần nữa, nhưng cố gắng không nhìn transcript mà nghe để hiểu.
Cứ thế, em nâng dần tốc độ lên x1.25, x1.5. Nhờ vậy, kỹ năng Listening của em đã bật lên nhanh chóng”, Nhân chia sẻ.
Đối với hai kỹ năng Writing (viết) và Speaking (nói) không có ai hỗ trợ, Nhân cũng “tự làm, tự sửa”.
“Với kỹ năng Speaking, em học theo bảng phiên âm IPA. Sau đó, em bắt đầu tập luyện nhiều nhất có thể để cải thiện phát âm.
Ban đầu, em viết sẵn từng câu ra giấy rồi đọc lên để sửa. Khi viết thêm một vài câu nữa, em lại tự nói lại từ đầu. Giai đoạn nói đã quen hơn, em sẽ trả lời mà không cần viết trước ra giấy nữa. Em cũng ghi âm lại phần mình nói và nghe lại khi rảnh để tự sửa phát âm”.
Còn với kỹ năng Writing, vốn có ngữ pháp tốt, lượng từ rộng, nhưng Nhân vẫn lựa chọn tập viết từng phần nhỏ trước khi viết thành một bài hoàn chỉnh.
“Một tuần em viết khoảng 1 bài task 2, 2 - 3 bài task 1. Em cũng giới hạn thời gian cho mình, khoảng 40 phút cho task 2 và 20 phút cho task 1. Sau này, em đã mua một gói sửa bài online. Khi nhận lại bài chấm, em sẽ đọc, ghi những lỗi sai và cả những câu văn, cụm từ, ý hay để có thể sử dụng đa dạng trong nhiều bài. Nhờ vậy, điểm số của phần này cũng cải thiện đáng kể”.
Tận dụng sách vở, Internet thay vì phụ thuộc vào trung tâm
Cũng giống như Nhân, với Đặng Thái Duy (SN 1996, giảng viên Trường ĐH Điện Lực, đạt IELTS 8.0), Writing là kỹ năng “khó nhằn” nhất. Trước đó, Duy cũng từng tham khảo nhiều bài viết và hiểu được cấu trúc, lưu ý trong các phần.
“Dù đã rất cố gắng cải thiện nhưng mức điểm của mình vẫn chỉ dừng ở mức 6.0 – 6.5. Sau đó, mình đã gửi bài viết, nhờ một số thầy giáo Việt và cả nước ngoài chấm hộ. Các thầy đã chỉ ra cho mình những lỗi liên quan tới logic và lập luận.
Cùng lúc này, mình mua thêm cuốn The Key to IELTS Successcủa cựu giám khảo Pauline Cullen. Cuốn sách này đã định hướng mình rất sâu về cách tối đa hóa yêu cầu đề bài và cách xây dựng bố cục bài luôn ở mức 7.0 trở lên”.
Đối với kỹ năng Writing, Duy sử dụng cuốnIELTS Recent Actual Test, với mức độ theo cậu đánh giá, khó hơn rất nhiều so với cuốnIELTS Cambridgevà chủ đề cũng đa dạng hơn.
“Mình đã cày ít nhất 120 bài đọc trong bộ này trước khi đi thi. Khi làm ở nhà, mình cũng đặt áp lực thời gian giảm xuống còn 15 phút thay vì 20 phút như theo yêu cầu của đề”.
Ngoài ra, để khả năng đọc hiểu linh hoạt hơn, Duy cũng cố gắng nhận thêm những công việc như dịch Việt - Anh và Anh - Việt. Theo Duy, đây là cách tuyệt vời để có thêm nhiều ý tưởng khi viết bài.
Còn đối với kỹ năng Speaking hay Listening, Duy đều dành nhiều thời gian để trau dồi các từ vựng ở những chủ đề như lịch sử, văn hóa, kinh tế, động vật, thiết kế…
“Hiểu được mô tuýp chung của các bài thi IELTS, mình thường chủ động tìm hiểu kiến thức ở các kênh như Cheddar, Voxhay 99% Invisible. Mình luôn có sẵn một cuốn sổ tay ghi lại những từ vựng hay và nội dung chính của các video”.
Việc luyện chép chính tả, theo Duy, cũng là cách để nâng cao độ chính xác của từ vựng. Những trang như Breaking News Englishvới các mẩu tin đã được lồng giọng Anh – Anh, Anh - Mỹ và có nhiều tốc độ đọc khách nhau, theo giảng viên 9X, cũng là kênh hữu ích giúp “nâng trình” kỹ năng Listening.