Nghệ nhân Nguyễn Hùng nhận kỷ lục Guinnes thế giới với hai tác phẩm gốm_tỷ lệ bong88
Ngày 30/6,ệnhânNguyễnHùngnhậnkỷlụcGuinnesthếgiớivớihaitácphẩmgốtỷ lệ bong88 Tổ chức Guinness thế giới đã trao bằng chứng nhận kỷ lục Guinness thế giới cho nghệ nhân Nguyễn Hùng với hai tác phẩm: Thiềm thừ Thiên phong ấn(tác phẩm điêu khắc linh vật thần thoại bằng gốm lớn nhất) và Phú quý mãn đường(tác phẩm điã gốm chạm khắc lớn nhất).
Đây là lần thứ 2, tổ chức này trao kỷ lục Guinness thế giới cho tác phẩm của Việt Nam. Trước đó, năm 2010, tổ chức này trao tặng kỷ lục Guinness thế giới cho tác phẩm Con đường gốm sứ(con đường gốm sứ dài nhất thế giới).
Tác phẩm Thiềm thừ Thiên phong ấnnặng 1500 kg, có chiều dài 1,735 m, chiều rộng 1,1m và chiều cao 0,778 m. Linh vật thần thoại ở đây là Cụ cóc Thiềm thừ, hay còn gọi là cóc phong thuỷ, cóc ba chân linh thiêng ở hâu Á - là biểu tượng của sự thịnh vượng. Cụ cóc thần thoại ngồi trên đỉnh một đống tiền xu và vàng thỏi, có biểu tượng âm dương trên đỉnh đầu bằng sứ, ngậm một đồng xu trên miệng và chòm sao bắc đẩu trên lưng. Nghệ nhân Nguyễn Hùng ở làng Bát Tràng đã mất 6,5 tháng để chế tác tác phẩm này.
Tác phẩm Phú quý mãn đường nặng 400 kg có đường kính 1,37 m có đắp nổi và chạm khắc của cây Tuyết Tùng và đôi chim công. Ngoài ra, các yếu tố phong thuỷ khác như núi và mặt trời nhằm truyền đạt ý tưởng về sự giàu có, vĩnh cửu, quyền quý và hạnh phúc viên mãn đời đời. Chiếc đĩa được nghệ nhân Nguyễn Hùng chế tác thành công vào năm 2018, và mất khoảng 2500 giờ (khoảng 1,5 năm) mới hoàn thành.
Nghệ nhân Nguyễn Hùng đã có hơn 40 năm liên tục theo đuổi với đam mê nghề gốm. Sau quá trình nghiên cứu và tìm tòi nghệ nhân Nguyễn Hùng đã có công phát triển hoàn thiện các kỹ thuật chế tác như điêu khắc, đắp nổi, phù điêu, khắc âm bản trên gốm.
Vốn dĩ nghề gốm sứ thường hay vẽ trang trí lên các tác phẩm, điêu khắc, đắp nổi rất hiếm người làm, do nó có độ khó nhất định. Tuy nhiên với mong muốn phát triển và kế thừa truyền thống của nghề, nghệ nhân Nguyễn Hùng đã dày công nghiên cứu thử nghiệm lối chế tác này.
Lối chế tác cách tân này tạo chiều sâu cho các sản phẩm gốm và tăng độ độc đáo nhưng vẫn giữ được dáng vẻ thân thuộc của đồ gốm Việt. Cả hai tác phẩm tâm huyết của nghệ nhân Nguyễn Hùng đạt kỷ lục Guinnes ở trên đều dùng lối chế tác đắp nổi, điêu khắc này.
Nghệ nhân Nguyễn Hùng chia sẻ, gốm sứ là sự kết tinh hài hoà của 5 yếu tố ngũ hành: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ - Kim là kim lọại có trong đất sét làm gốm, hoặc kim loại dát trên gốm, sứ. Thuỷ là nước dùng để trộn vào đất. Hoả là lửa để nung, thổ là đất sét để nặn và Mộc là vỏ trấu hun có trong men.
Là một người yêu hoa sen, và hoa sen là một loài hoa gắn bó gần gũi với tâm hồn người Việt, hoa sen cũng là một biểu tượng cho sự thanh cao, tinh khiết trong phật giáo, do vậy nghệ nhân Nguyễn Hùng mong muốn có một cái gì đó của sen trong gốm, để được sen hồi sinh trong gốm, mang biểu tượng của tâm hồn người Việt.
Năm 2002, sau 15 năm miệt mài nghiên cứu thử nghiệm, nghệ nhân Nguyễn Hùng đã phát hiện ra thân cây sen phù hợp để thay thế nguyên liệu vỏ trấu, yếu tố Mộc trong bài “men tro” cổ truyền của ông cha. Ở bài men mới này tro của thân sen được trộn với lớp đất trầm tích sông Hồng cùng bột nghiền một số loại khoáng thạch tự nhiên tạo nên một dòng men mới đặt tên là Hoàng Thổ Liên Hoa. Hoàng Thổ ở đây là lớp đất phù sa trầm tích sông Hồng và “Liên Hoa” có nghĩa là hoa sen.
Men “Hoàng Thổ Liên Hoa” là loại men có nhiều sự khác biệt so với men tro truyền thống, đầu tiên có thể kể đến là men này cho ra dải màu rộng hơn từ sắc nâu cho đến sắc nâu đỏ so với màu trắng ngà đơn thuần của men tro. Kể từ mẻ gốm đầu tiên thành công, sau đó nghệ nhân Nguyễn Hùng liên tục nghiên cứu để đa dạng nhiều sắc màu hơn trên gốm để có thể tự do thể hiện được nhiều màu sắc trên gốm hơn như một hoạ sĩ gốm.
Điển hình cho hiệu ứng màu sống động này có thể nhận ra trên tác phẩm tượng Thiềm thừ Thiên phong ấn. Cho ra màu sắc rất trầm ấm từ sắc nâu cho đến sắc đỏ, hay hiệu ứng màu sắc chân thực hơn trên tác phẩmPhú quý mãn đường. Bằng cách sử dụng lớp men mới này hiệu ứng màu xanh trên bộ đĩa khi quan sát cho ra cảm giác màu xanh sâu thẳm trải dài và rộng trên toàn bộ tác phẩm. Hay tiêu biểu trên bộ tác phẩm Phú quỹ mãn đườngvới chi tiết đôi công nếu dùng men bình thường chỉ có thể cho ra sắc xanh của men thuỷ tinh đồng, thế nhưng bằng việc kết hợp men mới tác phẩm cho ra gam màu xanh ngũ sắc – gam màu hoả biến hiếm gặp trong gốm sứ.
Nghệ nhân Nguyễn Hùng đã sử dụng kỹ thuật chế tác độc đáo để có thể tạo ra cả gốm và sứ trên cùng một bộ sản phẩm. Sự khác biệt giữa gốm và sứ được phân biệt bằng nhiệt độ nung và cốt gốm sứ, thông thường nhiệt độ nung của gốm thường từ 900 – 1100 độ C và nhiệt độ nung của sứ từ 1200 độ C. Cốt gốm là đất sét màu vàng nâu, còn cốt sứ là đất sét cao lanh trắng.
Bên cạnh việc cải biến lớp men mới bằng việc cho ra đời men “Hoàng Thổ Liên Hoa”, nghệ nhân còn tiến hành một loạt các cải tiến quan trọng khác trong đó đáng chú ý việc cải tiến cốt gốm một cách xuất sắc. Nền nhiệt tối đa của men cải biến này có thể lên tới 1230 – 1300 độ C ngưỡng nhiệt vốn dĩ được dùng riêng cho các sản phẩm sứ cao cấp. Thông thường nếu nghệ nhân nung đồng thời 2 chất liệu gốm và sứ cùng nhau trên nền nhiệt đó thì thật khó để có một tác phẩm nguyên vẹn sau công đoạn nung đốt.
Riêng đối với nghề gốm nhiệt độ nung trong lò là yếu tố rất quan trọng để quyết định thành bại của một chuyến lò. Bởi vì để sản phẩm còn nguyên vẹn khi ra lò đòi hỏi phải tuân thủ đúng theo tỷ lệ phối trộn và nhiệt độ nung phải tuân thủ quy trình rắt khắt khe. Khi kết cấu không vững và nung trên nền nhiệt cao thì các sản phẩm dễ bị vỡ vụn hoặc biến dạng sau khi ra lò.
Nghệ nhân Nguyễn Hùng chia sẻ, trước khi ra đời được tác phẩm Phú quý mãn đườnganh đã trải qua 5 lần bị hỏng, khi thì bị nứt vỡ đôi, khi thì bị nổ, khi thì bị biến dạng và đến lần thứ 6 mới ra được tác phẩm thành công. Với Thiềm thừ Thiên phong ấnthì bị hỏng 4 lần, đến lần thứ 5 mới được. Thế nhưng bằng đam mê nghề và nhiệt huyết anh vẫn tiếp tục mày mò và thử nghiệm.