Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Thủ Dầu Một: Tín hiệu tích cực trong giám sát, phản biện_tỉ số maroc

Năm 2016,ặttrậnTổquốcViệtNamTPThủDầuMộtTínhiệutíchcựctronggiámsátphảnbiệtỉ số maroc TP.Thủ Dầu Một được tỉnh chọn là đơn vị điểm thực hiện Quyết định số 217 và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện (GSPB) xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Bước đầu việc triển khai các quyết định này tại TP.Thủ Dầu Một đã đạt kết quả tích cực.

 Đoàn Giám sát của Ủy ban MTTQ TP.Thủ Dầu Một giám sát thực tế tại trường Tiểu học Hiệp Thành

Những tín hiệu tích cực

Trong năm 2016, MTTQ Việt Nam TP.Thủ Dầu Một đã thực hiện 2 chuyên đề GS về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông của UBND thành phố và các phường Hiệp Thành, Tương Bình Hiệp, Định Hòa; GS công tác tuyển sinh đầu vào năm học 2016-2017 và tổ chức bữa ăn trưa cho các em học sinh trường tiểu học bán trú tại Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố và trường Tiểu học bán trú Hiệp Thành, Định Hòa; đồng thời, phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện 2 chuyên đề PB đối với dự thảo kế hoạch cải cách hành chính thành phố giai đoạn 2016-2020 và PB phương án giải quyết vấn đề an sinh xã hội sau khi thu hồi Dự án Thủ Dầu Một thế kỷ 21 tại phường Phú Cường.

Cùng với đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Dầu Một cũng đã hướng dẫn MTTQ các phường triển khai 16 chuyên đề GS, tổ chức 1 hội nghị đối thoại tại phường Phú Lợi. Nội dung GS tại các địa phương chủ yếu về việc thực hiện chế độ, chính sách, bình xét hộ nghèo, vay vốn, thu chi các loại quỹ, phí, lệ phí, quản lý đất công, hoạt động bộ phận 1 cửa, công tác hòa giải cơ sở, lĩnh vực hộ tịch, cấp phát thẻ bảo hiểm cho trẻ em, tuyển sinh đầu cấp 1, thực hiện nghĩa vụ quân sự… Bên cạnh đó, tại trụ sở MTTQ thành phố và các phường đã triển khai xây dựng, lắp đặt hòm thư góp ý xây dựng Đảng, chính quyền để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Theo đánh giá, các chuyên đề GSPB của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Dầu Một và các phường trong năm 2016 được triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng nội dung, các bước quy trình, hướng dẫn. Sau hoạt động GSPB, các ý kiến, kiến nghị đều được tổng hợp gửi đến đối tượng GS, cấp ủy, chính quyền cùng cấp, ngành dọc cấp trên và chủ đầu tư các dự án, đối tượng chủ trì soạn thảo văn bản và một số vấn đề đã được tiếp thu, chỉnh sửa nghiêm túc.

Ông Trần Anh Chương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Dầu Một, cho biết hoạt động GSPB của MTTQ được sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên, kịp thời của Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy, nhất là việc ban hành các văn bản chỉ đạo trực tiếp đến các cấp ủy Đảng trực thuộc Thành ủy, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở trong việc quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội triển khai thực hiện. Ngay từ đầu, Thường trực Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy đã có sự quan tâm định hướng, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên giúp cho việc lựa chọn, xây dựng các chuyên đề GSPB và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền đúng hướng, có trọng điểm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đoàn thể. Đây chính là điều kiện quan trọng để việc tổ chức thực hiện về sau được thuận lợi và thiết thực.

Điều đáng ghi nhận của các hoạt động trên tại TP.Thủ Dầu Một là qua thời gian tuyên truyền, học tập Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản liên quan, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở, cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GSPB xã hội và góp ý trong xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, từ đó có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể. Những kết quả bước đầu là kinh nghiệm quý, là cơ sở quan trọng để MTTQ và các đoàn thể thành phố tiếp tục phát huy và chủ động hơn trong tổ chức thực hiện những chuyên đề mới trong thời gian tới.

Tiếp tục khắc phục các hạn chế

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, ông Trần Anh Chương cũng nhìn nhận, qua quá trình thực tế triển khai thực hiện, hoạt động GSPB xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền còn gặp nhiều khó khăn, như: Chưa có cơ chế, chính sách, văn bản cụ thể quy định về điều kiện, nội dung, cách thức thực hiện, kinh phí hỗ trợ cũng như chưa có chế tài xử lý đối với những đơn vị không nghiêm túc thực hiện các kiến nghị sau GS. Đồng thời, việc xây dựng các chuyên đề của MTTQ và các đoàn thể phải qua nhiều bước thỏa thuận, xin ý kiến của nhiều cấp, phải được sự đồng ý của đối tượng GS mới được GS… phần nào hạn chế tính chủ động và quyền của chủ thể GS. Cùng với đó, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ngành dọc của MTTQ và các đoàn thể cấp trên về công tác GSPB còn hạn chế, do vậy việc triển khai thực hiện của MTTQ và các đoàn thể còn lúng túng, chủ yếu là tự nghiên cứu, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Song song đó, nhận thức của một số cấp ủy cơ sở, MTTQ và các đoàn thể còn hạn chế nên việc xác định các chuyên đề, nội dung GS còn bị động, lúng túng và nhầm lẫn; khả năng đánh giá, tham gia góp ý các vấn đề của một bộ phận cán bộ MTTQ và đoàn thể còn hạn chế…

Ông Trần Anh Chương cho rằng, để hoạt động GSPB trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, MTTQ và các đoàn thể cần được tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện các chuyên đề GSPB, nhất là quy định trách nhiệm các cơ quan, địa phương trong phối hợp với đoàn GS, nghiêm túc thực hiện các kiến nghị của MTTQ và các đoàn thể. Nên có chế độ hỗ trợ kinh phí cho hoạt động GSPB; đồng thời, công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn nguồn cán bộ kế thừa cho MTTQ và các đoàn thể đủ sức đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao theo tinh thần Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị cần được tiếp tục quan tâm…

 CAO SƠN