Cúp C1

Bình Dương cần tăng cường thực hiện chuyển đổi số, phát triển công nghiệp CNTT_ti so brighton

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Bình Dương cần tăng cường thực hiện chuyển đổi số, phát triển công nghiệp CNTT_ti so brighton

Sáng 20/3,ìnhDươngcầntăngcườngthựchiệnchuyểnđổisốpháttriểncôngnghiệti so brighton Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Dương về công tác chuyển đổi số, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT). 

unnamed.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long tại buổi làm việc với tỉnh Bình Dương - Ảnh: M.X

Báo cáo với đoàn công tác, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Dương Lê Tuấn Anh cho biết, đến nay tỉnh đã phát triển hạ tầng số với độ phủ cáp quang tới khu phố, ấp; 100% xã, phường, thị trấn có mạng truyền số liệu chuyên dùng; 3.666 trạm BTS phát sóng 4G phủ 100% toàn tỉnh phục vụ 4 triệu thuê bao. 

Địa phương hiện có 100% hồ sơ xử lý trên môi trường mạng, 1,2 triệu dân đã kích hoạt tài khoản định danh mức độ 2; 70% đối tượng an sinh xã hội được chi trả qua tài khoản. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh cung cấp 1.586/1.887 thủ tục hành chính trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 76%; eForm đã triển khai 100%. Tỉnh có khoảng 65.000 doanh nghiệp. Trong đó, hơn 45.000 doanh nghiệp đang sử dụng các nền tảng số và có hơn 6.500 doanh nghiệp cung cấp, kinh doanh điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ số đang hoạt động. 

Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 92%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch đạt 75%; tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 86,3%.

Thời gian tới, tỉnh sẽ phối hợp với Bộ TT&TT rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh liên thông toàn trình với các cơ sở dữ liệu và phần mềm nghiệp vụ, cung cấp 65% dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo hướng đơn giản hóa, tối giản thủ tục để tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp khi sử dụng; triển khai mở rộng kho dữ liệu phục vụ lưu trữ kết quả hồ sơ số hóa cho người dân, doanh nghiệp. Thực hiện tập trung triển khai hệ thống camera giám sát, điều hành giao thông, an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và các dự án về đô thị thông minh, chuyển đổi số. 

Thực hiện triển khai khu CNTT tập trung tại Bình Dương nhằm phát triển công nghiệp ICT và phối hợp Bộ TT&TT triển khai Đề án xây dựng vùng động lực công nghiệp, công nghệ thông tin tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. 

giam doc so ttt.jpg
Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Dương Lê Tuấn Anh báo cáo tại buổi làm việc - Ảnh: M.X

Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng kiến nghị Bộ TT&TT hỗ trợ tỉnh trong quá trình xây dựng hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đề án khu CNTT tập trung; xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu chuỗi cung ứng nhằm phục vụ quá trình điều hành kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế tại tỉnh; phối hợp với tỉnh xây dựng chương trình và triển khai đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho người lao động tại các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp.

Đại diện Tổng công ty Becamex IDC, Sở Công thương tỉnh Bình Dương chia sẻ những khó khăn, hạn chế, bất cập cũng như kiến nghị với đoàn công tác trong công tác chuyển đổi số và phát triển công nghiệp CNTT.

Sau khi nghe báo cáo và kiến nghị từ phía Bình Dương, đại diện các Cục, Vụ, Trung tâm chứng thực điện tử Quốc gia đã chia sẻ, đề xuất những giải pháp để Bình Dương đạt mục tiêu đề ra trong công tác chuyển đổi số và phát triển công nghiệp CNTT.

Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, Bình Dương cần triển khai ngay các bước xây dựng hạ tầng khu CNTT; nghiên cứu các đề xuất của các thành viên trong đoàn công tác để áp dụng phù hợp với thực tế địa phương. 

Đối với các kiến nghị của tỉnh Bình Dương, Bộ TT&TT ghi nhận và sẽ phối hợp với các cơ quan có phương án tháo gỡ. Bộ TT&TT cam kết sẽ đồng hành cùng tỉnh Bình Dương thực hiện chuyển đổi số, phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn trong thời gian tới.

copyright © 2025 powered by Xổ số 88   sitemap