Hiện có khoảng 12,ềnhìnhFPTdùngchươngtrìnhtươngtácđểtạosựkhácbiệtt keo nha cai5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền
Theo báo cáo của Bộ TT&TT, hiện có tổng số 32 doanh nghiệp truyền hình, trong đó 2 doanh nghiệp truyền hình quảng bá, 30 doanh nghiệp truyền hình trả tiền, với tổng số lao động là 9.800 người. Tính đến hết năm 2016, số thuê bao truyền hình trả tiền đạt 12,5 triệu thuê bao. Doanh thu truyền hình trả tiền năm 2016 đạt 12.000 tỷ đồng. Như vậy, so với năm 2015, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đã tăng khoảng 2,6 triệu thuê bao và doanh thu tăng khoảng 2,376 tỷ đồng.
Cả nước hiện có 67 đài phát thanh và truyền hình, trong đó có 2 đài Trung ương, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và 64 đài địa phương. Số lượng kênh chương trình phát thanh quảng bá là 77 kênh, số lượng kênh truyền hình quảng bá là 103 kênh, số lượng kênh truyền hình trả tiền là 79 kênh.
Thị trường truyền hình trả tiền có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các đơn vị cung cấp truyền hình cáp HD (SCTV, VTVCab); truyền hình số vệ tính (K+, VTC) hay truyền hình IPTV (MyTV-VNPT, NextTV – Viettel, Truyền hình FPT). Trong đó, mỗi đơn vị lại có những thế mạnh riêng như SCTV và VTV Cab với lợi thế lâu đời và tự sản xuất nội dung phong phú nên đang có số lượng thuê bao nhiều nhất, K+ với thế mạnh về các kênh truyền hình thể thao. Điều này đòi hỏi các đơn vị truyền hình IPTV phải có thế mạnh của mình nếu không muốn bị tụt lại và cạnh tranh với những đơn vị truyền hình trả tiền sản xuất nội dung và lâu đời.
Dùng lợi thế công nghệ để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ
Theo đại diện truyền hình FPT, sau 3 năm hình thành, truyền hình FPT đang là một trong những dịch vụ IPTV dẫn đầu thị trường hiện nay với những lợi thế của một dịch vụ trên nền tảng Internet. Đó là chưa kể, với lợi thế là một công ty công nghệ, Truyền hình FPT đã tập trung phát triển dịch vụ/sản phẩm mà trong đó hàm lượng công nghệ được đặc biệt chú trọng bởi đội ngũ chuyên gia trong nước nghiên cứu và triển khai.