Chuẩn bị nhân lực cho kỷ nguyên số
Tại hội thảo I do Viện Khoa học về cung cấp thông tin (ISI) và RMIT Việt Nam tổ chức tại TP.HCM mới đây,ôngnghệlàchấtxúctácđưađếnsựgiatăngnhucầulaođộngtrìnhđộitalia vs anh TS. Henry O'Lawrence, nguyên Giáo sư, Chủ nhiệm nhóm ngành Thạc sĩ Nghiên cứu và là nhà nghiên cứu, chuyên gia phân tích dữ liệu thuộc khoa Hành chính văn phòng trong lĩnh vực y tế tại ĐH Bang California (Mỹ) đã có bài thuyết trình “Lực lượng lao động thế kỷ 21” chia sẻ quan điểm về việc chuẩn bị nguồn nhân lực tạo được lợi thế cạnh tranh cho quốc gia trong kỷ nguyên số hiện nay.
Trong bài thuyết trình, TS. Henry đã thảo luận 5 mảng chính giúp tăng tính cạnh tranh toàn cầu. Dựa trên chỉ số và tình hình lao động tại Mỹ, vị chuyên gia này đã phân tích các yếu tố tác động lên kinh tế quốc gia, cách kiểm soát tốt tỉ lệ thất nghiệp, lực lượng lao động, tăng lượng việc làm và cam kết trong giáo dục lực lượng lao động.
Theo ông, với một quốc gia, để cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế toàn cầu, lực lượng lao động của quốc gia đó phải được đào tạo và giáo dục để phát triển tài nguyên thiên nhiên hiện có, cũng như có khả năng tăng sức sản xuất và phát triển công nghệ. “Trong 3 yếu tố tài nguyên thiên nhiên, công nghệ và nguồn lực con người, yếu tố cuối cùng đóng vai trò quan trọng nhất, tạo ưu thế trong chiến lược kinh tế của quốc gia”, TS Henry nói.
TS. Henry cũng chỉ ra rằng công nghệ đã và đang là chất xúc tác đáng kể dẫn đến việc gia tăng nhu cầu về lực lượng lao động trình độ cao hơn. Ông nhấn mạnh: “Hơn lúc nào hết, lực lượng lao động có thể tận dụng tối đa những phát triển vượt bậc của kỹ thuật hiện nay để tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá cả thấp nhất”.
Để làm được việc đó, theo TS. Henry, những người làm công tác quản lý giáo dục khi điều chỉnh và xây dựng chương trình học cần chú trọng vào một số lĩnh vực sẽ tạo ảnh hưởng đáng kể lên sự phát triển kinh tế.