Xổ số 88

Tin thể thao 24H Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: “Số hóa truyền hình phải đặt nặng lợi ích người xem”_xếp hạng cúp c1

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: “Số hóa truyền hình phải đặt nặng lợi ích người xem”_xếp hạng cúp c1

4 thành phố lớn tắt sóng analog hoàn toàn từ ngày 15/8/2016 

Ngày 1/4/2016,ứtrưởngTrươngMinhTuấnSốhóatruyềnhìnhphảiđặtnặnglợiíchngườxếp hạng cúp c1 các Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn và Phan Tâm đã chủ trì phiên họp thứ 10 của Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam.

Cùng với việc tổng kết, đánh giá kết quả triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất giai đoạn đến năm 2015, tại phiên họp này, các thành viên Ban chỉ đạo đã bàn bạc, thảo luận về các vấn đề trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới để có thể sớm hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất tại 4 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và Hải Phòng. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng đã xem xét tới các công tác cần chuẩn bị để triển khai số hóa truyền hình cho giai đoạn 2 của Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng số hóa truyền hình mặt đất đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/12/2011 tại Quyết định 2451/QĐ-TTg.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: “Chúng ta quyết tâm thực hiện cho bằng được theo đúng cam kết, lộ trình của Đề án nhưng phải đặt nặng lợi ích của người xem truyền hình, không được làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người xem truyền hình, của người dân. Mục đích chúng ta triển khai Đề án số hóa truyền hình là để cho người dân được xem tốt hơn, chứ không phải là hạn chế đời sống tinh thần của người dân. Chúng ta cần thống nhất quan điểm này”.

Với công tác thông tin tuyên truyền, Thứ trưởng đề nghị Viện Chiến lược (Bộ TT&TT) chủ trì, phối hợp với Cục PTTH&TTĐT cùng các đơn vị liên quan sớm trình lãnh đạo Bộ TT&TT ban hành Đề án thông tin, tuyên truyền số hóa truyền hình mặt đất giai đoạn tiếp theo trên cơ sở tổng kết những kết quả triển khai của giai đoạn 2013-2015; Xem xét kế thừa các phương thức tuyên truyền hiệu quả trong giai đoạn trước, đồng thời cần cân nhắc việc thay đổi cách thức tuyên truyền, tập trung vào đối tượng đang sử dụng truyền hình tương tự mặt đất, nội dung tuyên truyền phải phù hợp với thời gian ngừng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất, địa bàn ảnh hưởng.

Thời điểm ngừng phủ sóng toàn bộ kênh truyền hình tương tự mặt đất tại 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và TP.HCM đã được các thành viên Ban chỉ đạo số hóa truyền hình Việt Nam thống nhất là từ ngày 15/8/2016, theo như đề xuất của Tiểu ban giúp việc.

Lý giải về đề xuất lựa chọn thời điểm chính thức tắt sóng analog hoàn toàn tại 4 thành phố lớn vào ngày 15/8, sau tròn 2 tháng tắt sóng mềm 7 kênh truyền hình analog không thiết yếu ở Hà Nội, Cần Thơ và TP.HCM, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số, Phó trưởng Tiểu ban giúp việc chia sẻ: “Không nên kéo dài phát song song quá lâu. Điều đó không hỗ trợ gì cho số hóa truyền hình mà còn làm phát sinh thêm chi phí không cần thiết của cả nhà nước và doanh nghiệp”.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn lưu ý, thời gian từ nay đến thời điểm chính tắt sóng analog hoàn toàn tại 4 thành phố trực thuộc Trung ương còn rất ngắn nên cần các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cả địa phương đều phải thực sự vào cuộc, triển khai một đồng bộ, có sự thống nhất cao.

Đảm bảo chuyển đổi từ analog sang truyền hình số không gián đoạn

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap