Giải thích với phụ huynh về BHYT: Giáo viên chịu cứng_nhận định pumas unam

 - Phụ huynh phản ứng phí Bảo hiểm y tế cao ngất. Giải thích việc này đã khó lại thêm muôn điều bất cập khác. Giáo viên chủ nhiệm nhiều tình huống chịu cứng trước phản ánh của cha mẹ HS.

Trong cuộc họp cha mẹ HS đầu năm học,ảithíchvớiphụhuynhvềBHYTGiáoviênchịucứnhận định pumas unam sau khi xong phần phương hướng kết hợp giáo dục HS giữa cha mẹ HS và nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chuyển sang phần phổ biến các khoản thu. Đây là phần mà cha mẹ HS quan tâm nhất trong cuộc họp. Thực ra thì GVCN cố gắng giảm nhiệt vấn đề này bằng cách đề cao và nhấn mạnh các nội dung trước đó. Thế nhưng, những năm học trước còn dễ, năm nay thật khó. Đã có sẵn bức xúc về phí bảo hiểm cao, phụ huynh đưa ra muôn vàn tình huống mà họ đã trải qua hoặc chứng kiến về những bất lợi khi sử dụng thẻ BHYT.

Tuyến xã thiếu thuốc

HS có cơ sở đăng kí khám bệnh theo BHYT ở tuyến xã. Trẻ em thường hay ra trạm y tế vì bệnh cảm, ho, viêm phế quản, … Những bệnh này thường phải dùng kháng sinh từ 3 đến 5 ngày mới khỏi. Nhưng trạm y tế xã chỉ có thể cấp số thuốc cho bệnh nhân 1-2 ngày và chỉ có những thuốc rất thông thường (theo người dân nói là lâu khỏi bệnh). Nhân viên trạm y tế giải thích: BHYT cấp thuốc hàng tháng có số lượng cố định. Tuyến xã phải tính toán, cân nhắc sao cho đừng để đến cuối tháng mà hết thuốc. Nếu hết thuốc BHYT, bệnh nhân phản ứng có thể thô bạo, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cơ quan y tế xã.

Tuyến huyện chờ lâu

Bệnh viện đa khoa huyện ngày nào cũng đông kín người đi khám bệnh. Những ngày hè nóng bức, quạt không có, bệnh nhân vã mồ hôi chờ đăng kí khám mất khoảng 1 tiếng, sau lại chờ ở cửa phòng khám 1 tiếng nữa, sau lại chờ ở cửa phòng siêu âm 1 tiếng nữa, sau lại chờ ở cửa phòng chụp X.quang 1 tiếng nữa,…Lại nữa, các bác sĩ ở tuyến huyện cho chẩn đoán bằng hình ảnh và xét nghiệm máu rất hạn chế, họ nói “Bảo hiểm chỉ cho có vậy, bác muốn làm xét nghiệm nhiều thì chỉ có khám theo yêu cầu”. Trong khi đó, những người có tiền đi vào phòng khám theo yêu cầu cứ “nhẹ như tên” …

Tuyến Trung ương đã đông lại lắm thủ tục

Lên bệnh viện Bạch Mai khám bệnh thấy nhiều cảnh cười ra nước mắt. Sau khi xếp hàng chờ đăng kí và phân phòng khám đã lâu (có lúc đến 2 tiếng) khi gọi đến tên lại quên không phô tô giấy chuyển tuyến huyện lên tỉnh, quên không phô tô thẻ bảo hiểm. Đã muộn lại càng muộn. Có bệnh nhân không thạo việc khám bệnh ở đây (Mà có mấy ai thông thạo). Vào phòng khám, bác sĩ viết giấy cho đi xét nghiệm máu, siêu âm, … cứ ra phòng lấy máu ngồi chờ. Bao lâu sau được gọi đến tên thì lại phải ra vì chưa qua phòng tài chính-kế toán để thanh toán với bộ phận Bảo hiểm Y tế. Bác nào quên qua cửa Kế toán – Bảo hiểm mà vào phòng chờ lấy máu còn đỡ, nếu bác nào quên mà ra ngay phòng siêu âm chờ thì khi gọi đến tên rồi mời quay ra là hết buổi sáng…

Lỡ làng vì “nhỡ tuổi”

Theo Luật, trẻ em tính đến 6 tuổi được cấp thẻ khám bệnh miễn phí. Cháu Kha sinh tháng 7/2009. Đến tháng 7/2015 thẻ khám bệnh của cháu hết hạn. Cháu phải chờ đến khi vào lớp Một, đầu năm học mới sẽ được cấp thẻ khám bệnh của BHYT. (Thường là phải tới đầu tháng 10). Nhưng vì có bệnh, cháu phải đi viện vào giữa tháng 8. Nghiễm nhiên cháu trở thành trẻ em khám bệnh khám không có BHYT. Cháu khổ vì cháu sinh trước các bạn có 1-2 tháng. Nếu tháng 10/2009 cháu hãy ra đời thì cháu không bị nhỡ…

Nhập trường Đại học cũng có thể phải mua BHYT oan

Chị Hà đưa con đi nhập học Đại học. Chồng chị là sĩ quan trong quân đội nên con chị vẫn còn thẻ khám bệnh BHYT có giá trị đến hết năm 2015. Thế mà lên trường, các nhân viên thu tiền vẫn yêu cầu chị đóng 15 tháng BHYT. Chị cố cãi thì họ bảo họ chỉ biết thu 15 tháng còn nếu chị không thích thì đi trường khác mà học… Ôi, học Đại học mà lại đi trường khác sao ?

Vì thu BHYT, hình ảnh người giáo viên có thể bị xấu đi trong mắt phụ huynh !

Họp với cha mẹ HS, GV cứ ra sức thuyết phục. Tất nhiên GV phải đưa ra những điểm ưu việt mà BHYT đem lại. Người ta công nhận, nếu trọng bệnh mà không có thẻ BHYT thì rất tốn kém. Nhưng ở đời, Mười cái Tốt phải thua Một cái Dở. Cha mẹ HS viện dẫn ra rất nhiều cái chưa thuận lợi khi sử dụng thẻ BHYT, chứng cứ thuyết phục. GV đuối lí. GV năn nỉ thì mất tư cách, GV cố cãi thành ra cãi ngang, GV cố ép thì hình ảnh người thầy xấu đi,…

Có thu thì thu luôn, nếu chia 2 kì lần sau sẽ khó

Đó là lời tư vấn của phụ huynh. Họp cha mẹ HS đầu năm, vận động cả lớp cùng tham gia BHYT đã khó. Vậy mà đầu năm học chỉ thu 3 tháng, cuối học kì I thu 12 tháng tiếp theo. Cô chủ nhiệm động viên “Các bác cố gắng đúng hẹn lại nộp tiếp giúp cháu !”. Cha mẹ HS cứ “Vâng” rồi ra về. Liệu cuối tháng 12 họ có quay lại đóng tiếp tiền BHYT như đã hẹn ?

Chuyện thu phí BHYT còn nhiều, còn dài. Đây quả là công việc vất vả cho các thầy cô làm công tác chủ nhiệm. Nên chăng, các cơ quan quản lí Bảo hiểm Y tế địa phương tổ chức được các buổi truyền thông, tiếp xúc với người dân thì có thể cả hai bên cùng dễ thông cảm cho nhau ?

  • Tùng Sơn