-Bạn đọc Nguyễn Cao Minh bày tỏ hoàn cảnh: Ông bị tai biến nhiều năm,ịchgiađìnhhiệnđạiconchitiềnđểkhôngchămmẹgiàkết quả bóng đá palace sống cùng mẹ già bệnh nặng không thể tự chăm sóc. Gọi các em về chăm sóc mẹ thì đều bị từ chối…
TIN BÀI KHÁC
Khổ vì vợ đi tạo hình thẩm mỹ vùng bikiniVợ vô sinh, chồng ra ngoài kiếm con
Làm thế nào để bảo vệ tên miền của doanh nghiệp?
Rộ mốt lập facebook ảo để bôi nhọ danh dự người khác
Cty nợ tiền BHXH, làm sao để được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Cụ Hợp đang mặc chiếc áo bị ướt đầm vì nước tiểu….. |
Anh trai đòi tiền chăm sóc mẹ?
Động lòng trước lời than thở của ông Minh, chúng tôi đến gác 2 của căn nhà số 52 Hàng Mã vào một ngày giữa tháng 4 để tìm hiểu gia cảnh. Trời mưa phùn quá lâu, khiến căn nhà càng nặng mùi ẩm mốc. Cụ Hợp, mẹ ông Minh nằm trên cái ghế bành cũ kĩ. Nước tiểu chảy ra ướt đầm chiếc áo và chảy cả xuống sàn nhà….
Không nhận thức được bởi bệnh tuổi già, cụ Hợp giương đôi mắt mở to ngơ ngác nhìn mọi thứ và lẩm bẩm một mình.
Tham gia kháng chiến chống Mỹ, sau đó cụ Nguyễn Thị Hợp chuyển ngành làm việc trong một công ty ăn uống, khi nghỉ hưu cụ nhận được một khoản tiền lương là hơn 2 triệu đồng/tháng.
Năm 1966, chồng mất, một tay chị Hợp vất vả nuôi 3 người con. Con trai cả là Nguyễn Cao Minh (nay 58 tuổi, bị tai biến); hai người con gái là Nguyễn Thị Thanh Mai (nay 56 tuổi), Nguyễn Thị Thanh Hương (nay 54 tuổi).
Ông Nguyễn Cao Minh trước đây làm thợ cắt tóc, nhưng 10 năm nay bị tai biến không còn làm việc được. Gánh nặng gia đình đổ lên người vợ đi làm thuê. “Gia đình tôi thuê căn phòng trên gác 2 số nhà 52 Hàng Mã của nhà nước, chỉ khoảng 12m2, mỗi tháng phải trả tiền thuê hơn 100 nghìn…”
Chính vì điều kiện sống gia đình chật chội, nhiều năm đau ốm, cụ Hợp vẫn nằm trên chiếc ghế bành. Mấy tuần nay, ông Minh có đề nghị các em gái (có khả năng và điều kiện kinh tế hơn ông đóng góp mua cho mẹ chiếc giường để có thể tiện chăm sóc khi bị bệnh nằm liệt, nhưng không được chấp thuận). Chính vì thế gặp nhà báo, ông Minh không ngớt lời ta thán về các em mình không hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc cho mẹ.
Ông Minh nhớ lại: Khoảng 2 cái Tết trở lại đây, bà Hương không về thăm mẹ. Khi tôi gọi điện, bà Hương cứ kêu ca là… mệt lắm. Còn bà Mai thì thi thoảng cũng đến thăm nhưng khi cụ ốm nặng, gọi cũng không thấy về.
Hỏi liệu có những xích mích với nhau thì ông Minh khẳng định trong gia đình không có cãi cọ gì từ trước đến nay.
Ông Minh trình bày hoàn cảnh, đề nghị các em cho tiền mua giường cho mẹ |
Em gái cho tiền khỏi đến thăm
Chúng tôi lần theo địa chỉ mà ông Minh cung cấp, tìm đến gia đình của hai người con gái cụ Hợp để hiểu thêm về vụ việc. Trên đường Nguyễn Hữu Huân (cách nơi sống của cụ Hợp khoảng 2km) chúng tôi gặp được bà Nguyễn Thị Thanh Hương con gái thứ 3 của cụ Hợp. Bà Hương đang bận rộn tại quán cà phê đông nhất của phố cà phê Nguyễn Hữu Huân. Bà phân trần: Đối với mẹ, tôi không có công chăm sóc nhưng có… cho tiền. Hàng tháng, tôi đều giao cho người giúp việc mang tiền đến tận nhà…
Khi được hỏi, bao nhiêu lâu rồi bà chưa bớt thời gian đến thăm mẹ? Thì bà Hương trả lời đã hơn 1 năm rồi. Nhưng tái khẳng định nhiều lần là đã gửi tiền đều đặn hàng tháng. Và cho biết một phần lý do là người anh trai của bà cũng chỉ… cần tiền, chứ không cần hiện diện. Bà cũng cho biết thêm, trước đây bà từng đón mẹ về chăm, nhưng vì mẹ khó tính nên lại đưa trả về sống cùng anh trai.
Khi chúng tôi thuật lại cảnh sống hiện tại của mẹ già đau ốm, bà Hương nói rằng đó là nghĩa vụ của anh trai. Bà Hương cũng không tỏ ra lo lắng cho mẹ mình dù sống trong hoàn cảnh như vậy. Bà Hương cho biết: Gần đây, ông Minh, anh trai cả, có đề xuất mua cái giường cho mẹ nằm nhưng đưa ra giá những…mười mấy triệu! Bà Hương đi tìm hiểu thì thấy rằng chỉ cần mua chiếc giường giá vài triệu là được, bởi vậy bà không đáp ứng.
Chúng tôi tiếp tục đến gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Mai (đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội). Bà Mai phân trần: Với mẹ, trong gia đình bà thì người có công, người có của. Nhất là việc chăm mẹ thì ông Minh là con trai thì ông phải lo.
Khi được hỏi về chuyện thăm nom mẹ? Chính bà Mai cũng không nhớ đi thăm mẹ khi nào, chỉ là “khi rỗi thì đi”.
Khi chúng tôi thông tin về cảnh sống của bà cụ, bà Mai thừa nhận rằng chưa từng tắm giặt cho mẹ. Bà Mai cho rằng mình đã già nên không thể bế, tắm, chăm sóc mẹ. và quay sang trách người anh trai sao không gọi đồng nát vào thuê họ tắm cho?
Hỏi về nghĩa vụ cấp dưỡng cho mẹ, bà Mai cho biết: Mẹ bà có lương hưu với số tiền đó, cụ… ăn cũng không hết. Thêm vào đó, vì bà không có nhiều tiền nên chỉ cho mẹ được một chút ít.
Bà Mai cũng “tố ngược” người anh trai mình “đòi tiền” bà và bà Hương.
“Mẫu tử tình thâm” nhạt nhòa chăng?
Cảnh ngộ của cụ Hợp khiến người chứng kiến không khỏi buồn về “nhân tình thế thái”! Cụ Hợp có con trai và con gái nhưng cuộc sống lúc cuối đời lại không được đảm bảo. Trước hết về tình, trong trường hợp này chẳng lẽ “mẫu tử tình thâm” đã bị nhạt nhòa? Còn về lý, xin dẫn ra đây những quy định của pháp luật để những “người trong cuộc” đối chiếu, ngẫm suy xem có vi phạm không?
Luật hôn nhân và gia đình, tại Điều 35 về nghĩa vụ và quyền của con có quy định: Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ…
Về nghĩa vụ cấp dưỡng của con cái đối với cha mẹ, Điều 57 Luật hôn nhân và gia đình quy định: Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Chỉ khi những “người trong cuộc” thấm nhuần cả tình lẫn lý, mới mong cải thiện được tình hình và những ngày cuối đời, cụ Hợp mới bớt khổ!
Ban Bạn đọc