Thời điểm này,ôngbiếtcâyliễuhọcsinhlàmsaophântíchbàiĐâymùathutớkeonhacai.com trường THPT đã hoàn tất việc kiểm tra học kì 1 năm học 2022-2023. Nhiều đề kiểm tra môn Ngữ văn 10 nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận xã hội vì ngữ liệu ra ngoài chương trình sách giáo khoa (SGK).
Học sinh không đủ dữ liệu làm bài
Là một giáo viên đang dạy bậc THPT, xin có đôi điều về việc ra đề kiểm tra Ngữ văn 10 - Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018.
Đề Ngữ văn 10 cho ngữ liệu là bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu, nhưng không có một dòng chú thích nào về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm thì làm sao học sinh có đủ thông tin để làm bài.
Bên cạnh đó, bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ trong SGK Ngữ văn 10 (tập 1) - bộ Chân trời sáng tạo (trang 77), yêu cầu phần mở bài: tên tác phẩm, thể loại, tác giả...
Như vậy, nếu không có thông tin về tác giả, tác phẩm thì học sinh khó viết đúng phần mở bài. Phần thân bài, học sinh cũng khó làm rõ nội dung bài thơ, đó là tiếng reo và cả tiếng thở dài thảng thốt pha chút bâng khuâng của nhà thơ Xuân Diệu vào những năm 30 của thế kỉ trước.
Mới đây, một trường học ở TP.HCM yêu cầu học sinh phân tích bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu để thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên khi đất trời vào thu.
Theo đó, câu nghị luận văn học (5 điểm) của đề kiểm tra môn Ngữ văn 10 có nội dung như sau:
Cảm nhận về cây liễu dù chưa bao giờ thấy
Đề thi khiến nhiều học sinh gặp khó khăn khi làm bài vì các em chưa bao giờ nhìn thấy... cây liễu.
Trong bài thơ có hình ảnh cây liễu “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”, trong khi nhiều học sinh không biết cây liễu như thế nào. Như thế, các em khó có thể phân tích, cảm nhận chính xác nội dung của hai câu thơ mở đầu.
Có chăng, học sinh chỉ phát hiện được câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh “đìu hiu”, “chịu tang”, “tóc buồn”, “lệ ngàn hàng” nhằm miêu tả thiên nhiên gợi hình, gợi cảm. Hay nói cách khác, các em chỉ có thể phân tích đoạn thơ một cách hời hợt mà thôi.
Tôi đang dạy 3 lớp 10, tổng cộng 115 học sinh. Tôi làm khảo sát nhanh qua câu hỏi “các em đã từng thấy cây liễu hay chưa” thì chỉ có vài ba em cho biết đã thấy trong chuyến đi du lịch ở Đà Lạt. Thế mà có em vẫn không nhớ cành cây liễu rũ xuống đất, hoa màu đỏ...
Tổ Ngữ văn của tôi có 15 giáo viên thì 10 người cho biết chưa bao giờ nhìn thấy cây liễu. Đa số thầy cô đọc sách giáo viên, sách tham khảo và xem thêm một số tài liệu khác để phân tích, giảng bình khi dạy bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu.
Học 9 năm kiểu này, thi lớp 10 kiểu khác
Nhiều giáo viên nêu quan điểm, chỉ cần dạy học sinh một số phạm vi kiến thức: chủ thể trữ tình; vần và nhịp; từ ngữ, hình ảnh trong thơ như trong SGK Ngữ văn 10 - CTGDPT 2018, hướng dẫn thì học sinh sẽ phân tích được thơ một cách đơn giản.
Tuy vậy, cá nhân tôi cho rằng, nếu học sinh không được học văn học sử, không đặt tác giả trong dòng chảy của lịch sử văn học như Chương trình 2006 thì rất khó yêu cầu các em phân tích thơ.
Dĩ nhiên học sinh có thể phân tích một cách đơn giản nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Nhưng, văn học là sự cảm nhận cái đẹp qua nghệ thuật ngôn từ, các em chỉ phân tích, cảm nhận thơ một cách hời hợt thì còn gì là văn chương.
Hơn nữa, tôi cho rằng yêu cầu học sinh phân tích thơ là chưa phù hợp. Việc phân tích, cảm nhận thơ chỉ nên dành cho những học sinh khá giỏi, sinh viên chuyên ngành hay các nhà nghiên cứu văn học.
Ngoài ra, nhiều giáo viên cũng rất băn khoăn, dù học sinh lớp 10 đang học theo Chương trình giáo dục 2018, nhưng 9 năm qua các em vẫn học và kiểm tra theo cách cũ (ra tác phẩm trong SGK), do đó việc thay đổi đề kiểm tra đột ngột sẽ khiến học sinh bị sốc.
Bộ GD-ĐT cũng cần sớm có đề minh họa đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025, giúp thầy trò chủ động trong dạy và học.
Thanh Thúy