Chân dung vị vua sắp đăng quang của Đan Mạch_bảng xếp hạng giải vô địch brazil
Nữ hoàng Margrethe II,ândungvịvuasắpđăngquangcủaĐanMạbảng xếp hạng giải vô địch brazil 83 tuổi, quốc vương trị vì lâu nhất trong lịch sử Đan Mạch và ở châu Âu hiện nay, hôm 31/12/2023 đã thông báo sẽ chính thức rời ngôi báu vào ngày 14/1 tới đây, sau 52 năm nắm quyền.
Mọi chú ý hiện đổ dồn vào Thái tử Frederik, 55 tuổi, người từng được mệnh danh là “hoàng tử tiệc tùng” vào đầu những năm 1990, trước khi ông tốt nghiệp thạc sĩ khoa học chính trị vào năm 1995 và trở thành thành viên đầu tiên của Hoàng gia Đan Mạch có bằng sau đại học.
Theo báo The Independent, Thái tử chào đời vào ngày 26/5/1968, là con trai cả của Nữ hoàng Margrethe II và Hoàng thân Henrik. Ông từng học tiểu học tại Trường Krebs ở thủ đô Copenhagen và sau đó theo học tại École des Roches, một trường nội trú ở Normandy, Pháp.
Truyền thông địa phương đưa tin, thời niên thiếu, Thái tử Frederik từng có cảm giác cô đơn vì cha mẹ của ông quá bận rộn với các nghĩa vụ và trọng trách của Hoàng gia. Chàng thái tử trẻ tuổi do đó đã tìm cách lấp đầy khoảng trống trong lòng bằng niềm đam mê xe hơi và “lối sống nhanh”.
Tuy nhiên, Thái tử đã nhanh chóng thay đổi "nhận thức bồng bột” sau khi ông tốt nghiệp Đại học Aarhus năm 1995 và có một năm học tập tại Đại học Harvard lừng danh ở Mỹ. Ông đăng ký vào học ở Harvard với tên gọi Frederik Henriksen, theo tên của cha mình - Henri de Monpezat, một nhà ngoại giao người Pháp được phong tước hiệu Hoàng thân sau khi kết hôn với Công chúa Đan Mạch Margrethe, người sau này trở thành Nữ hoàng Margrethe II.
Không chỉ thông thạo 3 ngoại ngữ Anh, Pháp và Đức, Thái tử Frederik cũng hoàn thành các khóa học quân sự và được huấn luyện tại 3 quân chủng của Đan Mạch. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng trong Lục quân và Không quân, đồng thời là Chuẩn Đô đốc trong Hải quân.
Trong quân đoàn “Người nhái” tinh nhuệ của Hải quân Đan Mạch, Thái tử từng là một trong 4 tân binh trên tổng số 300 tân binh, có thể vượt qua tất cả các bài kiểm tra. Tại đây, ông có biệt danh là "Pingo" (chim cánh cụt) sau khi bộ đồ lặn cá nhân bị sũng nước và đi lại như chim cánh cụt trong lúc tham gia khóa huấn luyện lặn biển.
Năm 2000, Thái tử đã tham gia một chuyến trượt tuyết thám hiểm đầy táo bạo kéo dài 4 tháng, bao gồm việc di chuyển 3.500km xuyên qua Greenland. Ông từng phải nhập viện kiểm tra sức khỏe và điều trị các vụ tai nạn xe trượt tuyết và xe tay ga. Độ nổi tiếng của Thái tử ngày càng tăng theo thời gian, đặc biệt nhờ sự kiện Royal Run, một chuỗi các cuộc chạy bộ vui nhộn thường niên trên khắp Đan Mạch, do ông khởi xướng vào năm 2018.
Thái tử Frederik đã tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện và văn hóa khác nhau, bao gồm cả đóng góp tích cực cho các nỗ lực chống khủng hoảng khí hậu. Trong những năm gần đây, ông đã đảm nhận nhiều trọng trách của Hoàng gia hơn, đặc biệt trong thời gian Nữ hoàng bị ốm và phải phẫu thuật lưng.
“Khi thời điểm đến, con sẽ chèo lái con tàu. Con sẽ noi gương mẫu hậu giống như mẫu hậu đã noi gương cha mình trong việc duy trì thể chế quân chủ 1.000 năm tuổi này”, Thái tử phát biểu năm 2022, khi người dân Đan Mạch kỷ niệm nửa thế kỷ trị vì của Nữ hoàng Margrethe II.
Công nương Mary Donaldson, vợ của Thái tử sẽ trở thành người gốc Australia đầu tiên làm Vương hậu Đan Mạch khi chồng đăng quang. Hai người gặp nhau lần đầu tiên trong một quán bar ở Sydney, Australia vào dịp Thế vận hội Olympic 2000. Họ kết hôn năm 2004 và sinh được 4 người con gồm Hoàng tử Christian, Công chúa Isabella, Hoàng tử Vincent và Công chúa Josephine.
Thái tử Frederik cùng vợ và các con. Ảnh: Hello Magazine
Khác với Hoàng gia Anh, Đan Mạch không tổ chức lễ đăng quang cho quốc vương. Thay vào đó, Cung điện Amalienborg ở Copenhagen dự kiến sẽ ra một thông báo về việc Thái tử Frederik lên ngôi vào ngày được chọn.
>> Đọc thêm tin quốc tế trên báo VietNamNet