Khởi nghiệp là đập nát cái tôi, không sợ nhục, không sợ ngu_soi kèo chelsea vs west ham
Nhắc tới startup (khởi nghiệp),ởinghiệplàđậpnátcáitôikhôngsợnhụckhôngsợsoi kèo chelsea vs west ham nhiều bạn trẻ đều dễ dàng liên tưởng tới các doanh nhân thành đạt, những người lắm tiền nhiều của, thành công ở mọi lĩnh vực mà họ kinh doanh.
Rằng chỉ cần có ý tưởng, đầu óc sáng tạo là sẽ có người mang tới cả núi tiền tới đầu tư cho họ. Rằng đi làm thuê khổ hơn nhiều so với làm chủ, làm startup...
Thế nhưng, thực tế luôn ngược lại với những mơ mộng màu hồng. Bước một chân khỏi công ty đang làm thuê bạn mới thấy thấm thía vị mặn, cay của người thực sự làm chủ.
Câu chuyện rất đời thường dưới đây được đăng tải trên trang Confession FTU dành cho các bạn sinh viên Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội, sẽ cho chúng ta thấy: Hành trình 'không hề trải hoa hồng' từ hot girl công sở thành bà chủ bán shop.
Tôi học FTU2. Giờ tôi tự làm cho chính mình (self-employed). Tôi không startup, startup lớn lao quá, tôi chưa có cái tầm vóc ấy. Tôi chỉ kinh doanh nhỏ lẻ thôi.
Ngày xưa từng đi làm thuê cho người khác, cũng làm truyền thông, cũng được chủ doanh nghiệp ngồi hỏi tư vấn truyền thông các kiểu. Mà chuyện đó đã cũ rồi. Tôi dẹp hết, vứt hết, vứt mấy cái mác kêu kêu "communication executive" (chuyên viên truyền thông) hay "communication manager" (giám đốc truyền thông) các kiểu. Vứt cuộc sống fancy sáng dậy lựa váy vủng, tô son siếc, nhảy lên xe chạy cái vèo tới công ty. Xuống xe, bấm cửa thang máy, lắc hông qua lại cho nó điệu đà, rảnh rảnh lôi điện thoại ra ngắm xem son hôm nay đã đủ đẹp chưa? Túi hôm nay đã ton sur ton với váy áo chưa? Bấm thẻ, ngồi vào chỗ làm, máy lạnh phà phà mát rượi, đi pha cốc cà phê, uống vài ngụm cho tỉnh táo tinh thần, rồi làm việc.
Tối 6h xong việc thì team tụ họp ăn uống, xem phim, nhậu nhẹt, khi thì 8h xong, khi thì 9h xong. Lết được về nhà là 10h tối rồi. Lúc đấy chỉ có lướt facebook, up hình, up status, chat bắn tim qua lại, tắm giặt rồi ngủ. Sáng mai lại cái vòng quay đấy. Váy váy áo áo, ăn ăn uống uống, nhậu nhậu nhẹt nhẹt. Tất nhiên không thể thiếu kèm theo các cuộc vui là tám nhảm. Từ ông CEO A gặp dớp gì, đến công ty B truyền thông dở, đến đánh giá sản phẩm C launching thành công, rồi anh D cãi nhau với anh Z tung trời khói lửa, cô Y làm vậy là sai lắm, vừa không có bản lĩnh vừa dốt chuyên môn…
Chao ôi là tám, chửi sếp, phán xét người ta, có nói cả ngày cũng không hết được. Mà có chuyện gì để làm ngoài công việc, tám nhảm, than vãn đâu? Cả ngày ngồi trong văn phòng, nắng không tới mặt, mưa không tới đầu. Có khi ngoài kia Sài Gòn đang mưa muốn lụt hết cả đường phố, thì trong văn phòng máy lạnh ấy thậm chí còn chẳng biết là mưa có tồn tại.
Rồi tiền là tiền. Làm cũng có tiền đấy mà sao nó cứ bay đi đâu hết. Quần áo này, váy này, giày dép này, vòng nhẫn này, cà phê này, nhậu nhẹt này, phim phiếc này. Cứ team, bạn bè, công ty tụ họp vài bận là triệu triệu chớp cánh bay đi thôi. Cuối tháng lại quay về mì gói, cơm nguội, chực chờ lương tới. Lương mà dám tới trễ 1 ngày là thôi rồi, sếp hay quản lý gì cũng được chửi tơi bời khói lửa hết. Tao làm muốn chớt mà không trả lương cho tao là sao?
Rồi chán. Chán cái cuộc sống ấy. Chán những cuộc trò chuyện vụn vặt, hết quần áo váy vóc son môi lại tới bình phẩm ca sĩ diễn viên rồi đánh giá chuyện nhà chuyện con chuyện gia đình sếp.
Đến lúc, mệt.
Tôi bỏ.
Đi ra tự buôn bán. Tự kinh doanh. Chắc mẩm là đời nó sẽ lên hương lắm. Từ làm thuê, tao đã lên được làm chủ. Ồ yes. Theo xu hướng. Oai phết. Kể ra thì không có vốn, nhưng không sao, tới đâu hay tới đó.
Thế là biết mùi.
Trước khi đi buôn bán, có 1 anh đi trước, khuyên là: "Em làm chắc chắn là được. Vấn đề em có dám vứt cái tôi đi không? Em có đủ mặt dày không?".
Chao ôi, có đủ mặt dày không?
Ừ, tôi có đủ mặt dày không?
Không có vốn. May mà có người quen, được lấy hàng trước trả tiền sau. Lúc lấy hàng, mới kinh doanh, không nắm chắc giá cả, bán hơi bị hớ, chị chủ nguồn hàng nói: "Thôi chị giảm cho mày. Tao bán nhiều, tao giảm không sao. Mày có mấy đơn hàng đâu". Tôi cúi đầu. Đúng. Chị nói đúng. Phải người tốt lắm mới thương mình như thế.
Làm chủ nghĩa là cần tới 3 đầu 6 tay - Ảnh minh họa.
Nhưng cái chữ có – mấy – đơn – hàng – đâu nó mô tả đúng cái tình cảnh của mình. Cái đó mới là đắng cay.
Ngày xưa thì hết váy lại đến giày cao gót, đi bộ 200m là đã than lở trời lở đất. Giờ thì chỉ quần jean áo thun dép bệt, Sài Gòn có bốn hướng Bình Thạnh, Bình Tân, Bình Chánh, Gò Vấp thì 1 ngày chạy hết cả bốn. Sài Gòn nắng như cái chảo lửa, thế mà 12h cũng phi ra đường. Ở nhà thì mất đơn hàng, ra đường thì có tiền, chọn đi! Có mà là 12h đêm cũng xông ra tuốt chứ đừng nói gì là giờ trưa thế. Cơm ăn thì ngày 3 bữa, ngày 2 bữa, ngày thì 3 bữa cộng làm một.
Ngày xưa thích câng mặt lên bình phẩm "quảng cáo này dở", "chiến dịch này không hay"... Giờ thì đến 1/10 cái chiến dịch đó mình cũng không làm được. Tiền đâu mà làm? Hệ thống đâu mà làm? Chạy quảng cáo facebook ngày xưa tiêu cả trăm ngàn thấy quá ít, phải xài vài triệu mới biết hiệu quả đến đâu. Giờ facebook cắn 3 chục nghìn thôi mà không ra đơn hàng nhìn cũng thấy đứt mấy khúc ruột. Là tiền đấy, là tiền đấy, không phải hến ngoài biển đâu mà lượm, cũng không phải lá mít mà hái, facebook mày đã tiêu tiền thế thì làm ơn cho tao cái đơn hàng được không??
Ngày xưa bước vào công ty nhà người ta thì bình phẩm, phê phán, góp ý, cái này xấu quá, cái kia tệ quá anh ạ, sao anh không sửa đi? Giờ thì căng mặt ra cười nghe người ta góp ý, em không được, cái này không hay, cái kia không tốt. Đấy. Đời vốn tức cười, là vốn tức lắm vẫn phải cười. Người ta góp ý là muốn tốt cho mình, quá cám ơn. Mà còn làm? Sửa 1 cái là bay 1 cục tiền. Chỉnh 1 câu lại bay 1 cục tiền. Tiền, tiền. Rồi thời gian, thời gian không đủ. Rồi nhân sự, không dám thuê người, làm gì có tiền trả cho họ? Rồi đơn hàng, hôm nay từ sáng đến chiều không ra đơn hàng đã thấy nhấp nhổm như ngồi chảo lửa. Khách vừa inbox là tôi như được lôi từ địa ngục lên thiên đường, vội vã nhào vào chat ngay. Inbox bạn bè một nghìn năm không trả lời nhưng inbox khách là trong vòng 1 phút phải có reply ngay lập tức.
Ngày xưa làm truyền thông đấy. Cũng ghê gớm đấy. Thế mà bây giờ còn không tự truyền thông nổi cho thương hiệu của mình. Như cái tát vào mặt.
Tới lúc cái tôi tan nát - Ảnh minh họa.